Đây là lời "thuyết trình" của một em sinh viên trẻ trong nưóc về bô môn lịch sự hiện tại của chương trình giáo dục Vietnam. Với cách diễn giải, bộc trực, khúc chiết rõ ràng, với thaí độ thẳng thắn, em phê bình thẳng thừng "cách dạy dỗ giáo điều, một chiều" và "Gian dối" của chương trình sử học Vietnam cộng sản hiên nay. Mời quý vị tham khảo.
______________
Clip sưu tầm online, FB.
Với tầm hiểu biết hạng hẹp của một tay học sinh lớp 12 cũng như của một đứa đã từng học đề thi quốc gia khi tôi xin khẵng định một cách chủ quan rằng việc dạy sử hiện nay đang xa rời những nguyên tắc tối thượng nhất, bản chất nhất, làm nên vẻ đẹp thật sự của môn sử.
Vì sao tôi lại nói như thế? Vì cá nhân tôi cho rằngmột trong những phẩm chất đầu tiên mà một chương trình giáo dục môn lịch sử cần có đó là sự khách quan.
Thế nào là khách quan? Ta hiểu đơn giản đó có nghĩa là trung thực với sự thật. Là có gì thì nói đấy. Không tô hồng, không bôi xấu. Vâỵ thì tôi xin hỏi tất cả những ai có trắc nghiệm với giáo dục lịch sử hiện nay:
- Những gì mà chúng ta đang dạy cho học sinh liệu có đáp ứng đưọc cái nguyên tắc khách quan đó hay không?
Nếu ai đó vẫn còn gật đầu nói là có. thì tôi lại xin đặt thêm một câu hỏi nữa:
- Vì sao trong tất cả các trận chiến đưọc nêu ra trong sách giáo khoa lịch sử lớp mười hai (12) Không bao giờ người viết nói đến một con số cụ thể nào về thương vong của quân đội nhân dân Vietnam. Bất cứ ai học khối C, Không, mà không cần học khối C, chỉ cần đọc sử chăm chú một chút đều có thể nhận thấy một sự thật rất vô lý rằng:
- Khi viết về một trận chiến về phía ta và phía đối thủ, thì người viết sách chỉ phản ánh chi tiết những con số về sự tổn thất của các đối thủ mà thôi, trong khi đó còn chiều ngược lại thì "không hiểu là vô tình hay hữu ý" mà sách giáo khoa lại "Lơ đi" những con số nói về sự thương vong của quân đội nhân dân Vietnam.
Tôi thật là không hiểu, và nếu chúng ta để ý một chút, các bạn học khối C, những người học sử chỉ cần để ý chăm chú một chút, thí các bạn có thể dễ dàng nhận thấy cái điệp khúc mà người học sử phải thường xuyên phải nhập lập lại nhất lá gì? - Đúng rồi đấy, quân dân ta loại khỏi vòng chiến đấu, quân dân ta bắn rơi, quân dân ta đốt cháy, quân dân ta tiêu diệt.... Tóm lại là quân dân ta làm đưọc rất nhiều việc(!!!) Đúng vậy, quân dân ta tiêu diệt đưọc rất nhiều thứ, nhưng ngược lại thì quân dân ta "Mất" bao nhiêu? Quân dân ta "tổn thất" như thế nào?
- Không Biết.
Điều này không khó để tìm dẫn chứng đâu, các bạn có thể tìm thấy rất nhiều những dẫn chứng trong tất cả những trận chiến đưọc nêu ra trong sách giáo khoa lịch sử lớp mười hai (12) Việt - Bắc, Chiến tranh Việt-Bắc, chiến tranh biên giới, chiến tranh Điện Biên Phủ, trong thời khán chiến chống Mỹ thì là gì? Ấp Bắc, Vạn Tường, và ngay cả một trận chiến cuộc tiến công chiến lược 1972, một cuộc tiến công không biết đã nuốt bao nhiêu sinh mạng của các chiến sỹ phía ta, nhưng cũng không hề nắm ngoài cái "quy luật phản ánh lịch sử một chiều" mà sách giáo khoa đang áp đăt.
Tôi có cảm giác là sách giáo khoa lịch sử hiện nay, vẫn có cái thói quen phản ánh sự thật theo cái kiểu tức là "Tốt đẹp thì phô ra xấu xa thì đậy lại". Tất nhiên trong thời chiến, khi cái kiểu dạy dỗ hơi giáo điều này xem ra nó lại có tác dụng. bởi vì khi ấy người ta cần luyện khí người ta cần sự thống nhất trong ba quân, người ta cần tự lạc quan, yêu đời, suy nghĩ tích cực để mà có thể sẵn sàng chiến đấu chống lại kẻ thù. Tuy nhiên, đây đã là thế kỷ 21, theo cái lối dạy dỗ giáo điều như thế nó không có tác dụng, không còn phù hợp nữa. Trên thực tế, nó đã làm xấu đi rất nhiều cái vẻ đẹp thật sự của bộ môn lịch sử.
Rốt cuộc, cái thứ mà học sinh nhận đưọc sau mỗi bài học lịch sử là gì? Đó là lúc nào ta cũng thắng, và lúc nào đối phương cũng thua. Lúc nào ta cũng đưọc toàn vẹn sung sướng và lúc nào đối phương cũng tổn thất đầy người. Lúc nào ta cũng được và lúc nào đối phương cũng mất(!!!)
Đấy là một điều quá vô lý, bởi vì mất cứ một ai học sử thực sự với cả một niềm đam mê thì đều hiều đưọc một sự thật rằng: Lịch sử nó là một đồng xu, mà muốn nhìn đồng xu ấy một cách toàn diện thì ta phải xem xét nó ở cả hai mặt, Đành lắm một chủ trương, ta phải thấy chủ trương ấy đúng đắn ở chổ nào, nhưng cũng sai lầm ở chổ nào. Đành lắm một nhân vật lịch sử không chỉ đơn thuần là tôn ông ấy lên như một vị thần, hoặc là dìm nhận vật ấy xuống tận bùn đen. Mà là xem xét ông ta tài năng, ông ta đã thành công, ông ta đã có đưọc những thành tựu ở mặt nào, nhưng ông ta cũng thất bại, ông ta cũng sai lầm, ông ta cũng tầm thường ở điểm nào. Đó mới là lịch sử chân chính.
Còn tôi cho rằng cái thứ mà chúng ta đang gọi là lịch sử hiện nay, cái thứ mà chúng ta vẫn đang dạy cho học trò hiện nay, "nó không phải là lịch sử". Mà nó chỉ là con đường một chiều đầy thiên kiến mà ở trên đó tất cả học trò đều phải nhìn về một hướng nếu không muốn bị điểm không (0).
Vì cái lối dạy dỗ một chiều như thế, học trò hiện nay không còn được tiếp cận với lịch sử với tư cách của những nhà đồng sáng tạo, đồng khai phá, những người nghiên cứu tương lai, mà trở thành những con cừu bị dắt mũi bởi những lề luật cứng ngắc và những khuôn khổ giáo điều. Hỏi như thế thì làm sao mà trò có thể yêu sử đưọc, Học trò làm sao có thể yêu sử đưọc khi giáo dục lịch sử cứ phản ánh sự thật một cách giáo điều như thế. Nhìn nhận phía ta thì lúc nào cũng nhỉn nhận ở khía cạnh "tốt đẹp tươi tắn: m à không dám nhìn nhận thẳng thắn vào những sai lầm thất bại những mãng màu u tối khác.
Nói gì đâu xa, ngay cả việc đưa ra một con số thương vong cụ thể trong một trận chiến còn làm không ra hồn thì làm sao có đủ gan nhìn nhận thẳng vào những sự thật đắng lòng khác.
.
No comments:
Post a Comment