Những người con của Bảy Lốp CẦN BIẾT SỰ THẬT này, và nếu cần có có thể yêu cầu Adams gặp họ. chắc chắn Adams sẽ không ngại ngần để nói lên sự thật. Muốn tìm Adams không phải là chuyện khó khăn chi cả. CÁI KHÓ LÀ CỘNG SẢN ĐÃ VÀ ĐANG TÌM MỌI CÁCH CỐ DẤU NHẸM SỰ THẬT.
____________________
Hãy "So sánh" bài viết trong báo quốc nội nói về vụ việc tướng Loan "Xử tử" Nguyễn Văn Lém (tự Bảy Lốp) một đặc công đội biệt động của Việt cộng trước 1975 nhân dịp 30-4.
Sau 39 năm "giải phóng" với bài viết và "Bằng chứng cụ thể", cùng với "Chính Nhân Chứng Sống" cũng là tác giả của bức ảnh "Gây chấn động thế giới một thời", Eddie Adams và những "Lời Xin Lỗi Chân Thành" của tác giả bức ảnh với chính tướng Loan và gia đình ông.
"Sự thật" về Nguyễn Văn Lém (Bảy Lốp) đã đưọc đưa ra ánh sáng từ lâu mà cho tới ngày giờ này, sau 39 năm các con cháu của Nguyễn Văn Lém chưa hề đưọc biết rõ hành vi và lý do đưa đến cái chết của cha ông mình.
Chính cộng sản đã đẩy Lém vô những hành vi "tưởng chừng yêu nước" (mù quáng) nhưng chỉ là những hành động vô cùng man rợ và hèn hạ khi Bảy Lốp đã xuống tay giết đàn bà và trẻ thơ vô tội (Không có luật chiến tranh bất kỳ nơi đâu mà được quyền giết đàn bà và trẻ thơ vô tội) - Chính y đã xuống tay giết luôn cả các con của ông Loan vì thế y đã phải đền mạng.
Bài và chứng tích kèm theo sau bài báo trong nưóc.
Các anh em bên kia chiến tuyến Hãy Bình Tâm mà nhìn rõ sự thật. Những sự thật cả thế giới đã biết từ lâu, chỉ có đồng bào trong nước là bị bưng bít, bị mỵ lừa.
____________________
(Bấm vô link này xem bài trên báo điện tử của VN - Sự dối trá và "Chiến tích của "anh hùng" đặc công Bảy Lốp Nguyễn Văn Lém) Biệt động - lực lượng bất tử: Nợ nước, tình nhà
Biệt động- lực lượng bất tử: Nợ nước, tình nhà
Chủ Nhật, 27/04/2014 22:23
Nhiều chiến sĩ biệt động đã ngã xuống bởi súng đạn của phía bên kia. Đối với gia đình liệt sĩ, đau thương và thù hận là điều khó tránh song lớn hơn, họ xem đó là niềm tự hào bất khuất bởi người thân của mình đã “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”
Sáng mùng 2 Tết Mậu Thân (1968), nhiều đường phố Sài Gòn nhộn nhạo khi quân ngụy áp giải một số chiến sĩ biệt động bị bắt sau vài giờ giao tranh trước đó. Trong số ấy có Bảy Lớp (Nguyễn Văn Lém), chỉ huy đội 3 Biệt động Sài Gòn đánh vào Bộ Tư lệnh Hải quân, đang bị trói, mình đầy thương tích. Bỗng “đoàng…”, người chiến sĩ quả cảm ấy ngã xuống sau phát súng bắn thẳng vào thái dương tàn nhẫn của chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Loan - Tổng Giám đốc Cảnh sát quốc gia kiêm Giám đốc Nha An ninh quân đội Việt Nam Cộng hòa.
Đau thương mà anh dũng
Khoảnh khắc ấy được Eddie Adams, phóng viên ảnh của Hãng Thông tấn AP (Mỹ), kịp chụp lại. Hôm sau, bức ảnh mang tên Saigon Execution (Hành quyết ở Sài Gòn) xuất hiện trên trang nhất của nhiều tờ báo quốc tế, gây căm phẫn khắp thế giới vì hành vi xử bắn đã vi phạm Công ước Genève về tù binh chiến tranh; như một bằng chứng tố cáo tội ác của Mỹ - ngụy, dấy lên phong trào phản chiến tại Mỹ và một số quốc gia tiến bộ.
Chị Nguyễn Ngọc Loan (bìa trái), con gái thứ hai của liệt sĩ - chiến sĩ biệt động Nguyễn Văn Lém (Bảy Lớp) - mở tiệm bán tạp hóa tại quận Tân Phú, TP HCM Ảnh: DƯƠNG QUANG
Một ngày cuối tháng 4-2014, tôi tìm Nguyễn Dũng Thông, người con út của liệt sĩ Bảy Lớp. Ngày ông ngã xuống, Thông mới chỉ vừa hoài thai trong bụng mẹ - bà Nguyễn Thị Lớp (vợ ông Bảy Lớp, là giao liên của phe ta). Gần 9 tháng sau, Thông chào đời và mãi đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, cậu bé mới hay tin về số phận của cha mình.
Ấy là đêm giao thừa Tết Mậu Thân, Bảy Lớp cùng đồng đội từ căn cứ bí mật xâm nhập và tập kết tại nội thành Sài Gòn, chuẩn bị cho trận đánh một mất một còn vào rạng sáng mùng 2 Tết. Ông quê huyện Bình Chánh; bà ngụ phường Tân Thới, quận Tân Bình (nay là quận Tân Phú), quen nhau qua hoạt động cách mạng nhưng ít gặp nhau bởi ông ở căn cứ, còn bà ở ngoại thành thành phố. Khi ấy, bà Nguyễn Thị Lớp đưa hai con gái là Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Ngọc Loan từ phường Tân Thới theo về nội đô thăm cha. Bà đang là giao liên, không trực tiếp phục vụ chiến đấu trong đợt 1 Mậu Thân và chồng bà cũng giấu biệt chuyện mình sắp vào trận đánh sinh tử. Sau phút gặp gỡ ngắn ngủi, Bảy Lớp giục:
- Thôi, em đưa các con trở lại nhà đi, khuya rồi.
- Lâu quá mới gặp. Ở chơi với anh thêm một chút, cho tụi nhỏ đỡ nhớ.
Ông lại nói:
- Chuyến này anh rời cứ sẽ lâu. Bữa nay giao thừa, em về mà lo cúng ông bà, để tụi nhỏ còn ăn Tết.
Nghe vậy, bà và hai con tạm biệt, quay về Tân Thới mà đâu biết đó là lần gặp chồng - cha cuối cùng. Khi ấy, bà mang thai đứa út (Nguyễn Dũng Thông) vài tuần.
Hung tin đến từ đồng đội kèm theo tấm ảnh của Eddie Adams chụp cảnh chồng bà bị bắn như sét đánh ngang tai. Bà Lớp như chết nửa người song vẫn gắng gượng vừa tham gia hoạt động cách mạng vừa quần quật buôn thúng bán bưng để nuôi các con.
Một ngày gần 30-4-1975, một xe tăng của bộ đội ta từ hướng Long An trên đường về trung tâm Sài Gòn đã rẽ ngang phường Tân Thới, quận Tân Bình. Anh em, đồng đội đến thăm và động viên vợ con Bảy Lớp. Khi ấy, Thông chừng 7 tuổi, ôm vai một sĩ quan, hỏi mãi: “Ba con đâu?”. Không trả lời, ông xoa đầu đứa bé, rồi ôm chặt vào lòng, khóc. Bà Lớp khóc theo. Hai con gái Hạnh, Loan hiểu chuyện cũng òa lên nức nở. Đã bao năm gian khổ, nay ngày vui đã tới gần mà người chồng, người cha biệt động thành của họ lại không trở về để cùng ca khúc khải hoàn. Có nỗi buồn, mất mát nào lớn hơn!
Chỉ mong tìm được hài cốt cha
Sau giải phóng, bà Lớp sống cùng các con, đến năm 2011 thì qua đời. Cuộc sống của mẹ con bà hết sức bình dị. Rồi đứa con út Nguyễn Dũng Thông lập gia đình. Vợ anh làm công nhân may, anh cũng là công nhân, làm đủ thứ việc. Những ngày này, anh đang trông coi khâu thi công nhà xưởng cho một người thân ở Long An. “Chị Hạnh ở Long Khánh (Đồng Nai), làm nông; chị Loan thì bán tạp hóa ở đường Âu Cơ, quận Tân Phú, TP HCM” - Thông cho biết.
Cửa hàng tạp hóa Hồng Loan của chị Nguyễn Ngọc Loan, người con gái thứ hai của chỉ huy đội 3 Biệt động Sài Gòn, nhỏ hẹp và bày lỉnh kỉnh hàng hóa. Vừa tiếp tôi vừa bán hàng, chị Loan tâm sự: “Những ngày này, sắp 30-4 rồi, nhớ ba lắm!”. Rồi chị khóc. Cuộc trò chuyện diễn ra ngắn nhưng chị khóc đôi lần, giọng nghèn nghẹn nhưng vẫn hào sảng: “Mấy anh em tôi rất tự hào về ba. Mỗi khi nhắc đến cảnh ba bị xử tử, gia đình căm thù lắm nhưng rồi nghĩ đó là chiến tranh, ba ngã xuống cho đất nước, đó là sự hy sinh anh hùng” - chị quệt ngang dòng nước mắt. Gương mặt chị, ở cái tuổi gần 50, sở hữu nhiều nét giống hệt người cha. Tôi buột miệng nói lên điều ấy. Chị cười: “Nhiều người tìm hiểu về biệt động Sài Gòn cũng nhận xét y chang vậy đó!”.
Tôi hỏi vì sao chị mang tên Nguyễn Ngọc Loan, giống y cái tên của viên tướng ngụy, kẻ đã bắn chết cha chị năm Loan mới 2 tuổi, chị nói tránh đi, bảo không biết. Nhiều đồng đội của ông Bảy Lớp thì nói rằng sự trùng hợp ấy như là định mệnh, để cho thù hận gắn với yêu thương, khi nào còn thù hận thì lấy yêu thương mà gột rửa, bao giờ sạch mới thôi. Chiến tranh đã đi qua gần 40 năm rồi còn gì…!
Mùng 6 Tết hằng năm, cứ đến ngày giỗ biệt động Sài Gòn là những người con ông Bảy Lớp tụ về nhà ông Tư Chu, nguyên chỉ huy trưởng Biệt động Sài Gòn - Gia Định. Đó cũng là dịp để nghe ngóng tin tức về hài cốt của cha mình - điều mà người mẹ của họ đã đeo đuổi từ trước ngày giải phóng. Những cựu thủ trưởng và đồng đội của ông Bảy Lớp cũng vào cuộc. Cuộc tìm kiếm đầy cảm xúc và kiên trì, nối thời chiến với thời bình, vắt mình qua cả hai thế kỷ đã nói lên tất cả, đó là: Không ai được phép quên những người đã ngã xuống cho đất nước đứng lên!
Ngày 17-4-2010, liệt sĩ Nguyễn Văn Lém cùng đơn vị từng do ông chỉ huy (đội 3, Biệt động Sài Gòn - Gia Định) được truy tặng, phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân.
"Nếu tôi có một người cha đi sai đường lạc bước, hành xử tàn ác khủng bố với đồng bào như tên khủng bố giết đàn bà và trẻ em vô tội Bảy Lốp đã làm, thì chính tôi sẽ "THAY MẶT CHA ĐỨNG RA CÚI MÌNH XIN LỖI ĐỒNG BÀO - XIN LỖI TỔ QUỐC"
(Trích)..... Cũng trong cuốn In the Frontline Neil Davis nhận định rằng: "Người đặc công mặc áo dân sự, tức không phải "quân nhân đối phương" như đã quy định trong quy ước Genève về Luật Tù binh. Vì thế tướng Loan xếp vào loại "phiến loạn" để xử bắn trong thời gian thiết quân luật cũng không có gì quá đáng." ..... (Ngưng trích)
Hãy đọc kỷ những gì Eddie Adams đính chánh về bức ảnh, và đây là sự thật mà đảng che dấu các con của tên khủng bố bảy "Lép":
Eddie Adams viết trong tạp chí Time về Nguyễn Ngọc Loan và bức ảnh của ông: "Viên tướng Loan giết người tù binh Việt Cộng, còn tôi giết viên tướng Loan bằng máy ảnh của tôi. Hình ảnh là thứ vũ khí mạnh nhất thế giới. Người ta tin vào hình ảnh, nhưng hình ảnh cũng có thể nói dối, cho dù không cố ý lừa dối. Hình ảnh chỉ là một nửa sự thật... Điều mà bức ảnh đã không nói lên là 'Liệu bạn sẽ làm gì nếu bạn là ông tướng vào lúc đó, tại nơi đó, trong cái ngày chiến tranh nóng bỏng ấy, và tóm được một kẻ bị xem là khốn kiếp sau khi hắn vừa mới bắn tan xác một, hai, hoặc ba người lính Mỹ?'"
"Làm sao bạn biết được nếu chính là bạn, bạn sẽ không làm vậy?", ông Adams hỏi.
Nguyên văn tiếng Anh: "The general killed the Viet Cong; I killed the general with my camera. Still photographs are the most powerful weapon in the world. People believe them, but photographs do lie, even without manipulation. They are only half-truths... What the photograph didn't say was, 'What would you do if you were the general at that time and place on that hot day, and you caught the so-called bad guy after he blew away one, two or three American soldiers?'" "How do you know you wouldn't have pulled the trigger yourself?"[2].
______________________
Nhân dịp tháng tư về, cộng sản Việt Nam đã cho đăng báo kỷ niệm cái chết của tên khủng bố Việt Cộng bảy Lốp và phóng vấn các con của hắn ta. Cái đáng nói là đảng gian xảo này cho tới hôm nay vẫn còn cố ý che dấu sự thật về việc làm đê tiện hèn hạ của tên khủng bố Bảy "Lép"
Theo tôi thì các con của Bảy Lép hoàn toàn vô tội và cũng là nạn nhân của cộng sản khi chúng đã lội kéo và đẩy cha của họ là Bảy "Lép" vô con đường phạm tội với dân với nước. Một người đàn ông, mà lén lén đi đánh khủng bố giết tập thể cả bao nhiêu sinh linh vô tội trong đó biết bao nhiểu con trẻ để gây tiếng vang cho Việt cộng thời bấy giờ là hành động anh hùng ư??????? Hay hành động sát nhân vô nhân tính, vô lương tâm.
Nếu đặt ngược trường hợp gia đình của tên Bảy "Lép" này bị một tên khủng bố nào đó sát hại những đứa con trẻ thơ vô tội thì bản thân hắn sẽ nghĩ gì??? Nói gì??? Và làm gì??? Bảy "Lép" có vác súng đi tìm kẻ sát hại gia đình vợ con hay bằn g hữu cũa hắn ta mà xử tội không??? Ông Loan "xử đúng người đúng tội" thì ông Loan ác chổ nào??? Bảy "Lép" cướp mất con ông Loan, cướp mất bằng hữu của tướng Loan thì ông ta CÓ QUYỀN lấy lại cộng bằng cho những người thân thương của ông đã nằm xuống.
Tài liệu commented của anh Lữ Thứ khi còn tại thế:
Lữ Thứ : "Bảy Lốp: vào lúc 4g30 sáng hôm đó, đại úy đặc công Nguyễn Văn Lém, tự Bảy Lốp, đã chỉ huy một đơn vị đặc công cùng với xe tăng của Tiểu Đoàn 2 Cơ Giới BV tấn công trại Phù Đổng của binh chủng Thiết Giáp ở Gò Vấp. Sau khi kiểm soát được trại lính, Bảy Lốp bắt giữ gia đình Trung Tá Nguyễn Tuấn và bắt Trung Tá phải chỉ dẫn cách xử dụng các xe tăng còn để lại trong trại. Trung Tá Tuấn từ chối, thế là Bảy Lốp giết chết toàn thể gia đình Trung Tá, gồm cả một bà mẹ già 80 tuổi. Chỉ có một bé trai 10 tuổi tuy bị thương nặng nhưng được cứu sống.
Nguyễn Văn Lém bị bắt gần một hố chôn tập thể 34 thường dân bị giết. Lém khai rằng y rất tự hào là tác giả hố chôn tập thể đám người này, vì đã hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao phó. Lúc bị bắt, Lém mặc quần xà lỏn, áo sơ mi cụt cánh, hai tay bị trói trặt về phía sau mông, nhưng trong người vẫn còn đeo khẩu súng lục.
_______________________________________
Kiên Pham viết:
Trong sự kiện Tết Mậu Thân 1968, tướng Nguyễn Ngọc Loan đã cầm súng bắn thẳng vào đầu một tù binh đặc công quân Giải phóng với hai tay đang bị trói, tại Thị Nghè (có tài liệu nói là trên đường Lý Thái Tổ, Ngã Bảy) Sài Gòn). Vụ việc được ký giả Eddie Adams nhanh tay chụp được. Cùng lúc ấy, phóng viên đài ABC của Úc là Neil Davis cũng quay phim rất rõ ràng. Tướng Loan cầm khăn lau mặt, vẫy tay kêu các tùy tùng tránh ra, đi đến bên Bảy Lốp, không nói 1 lời, Loan quăng điếu thuốc và móc khẩu súng lục ra. Ông ta lấy tư thế của 1 xạ thủ, cánh tay phải giơ thẳng và, ở khoảng cách có lẽ 1 mét, bắn vào thái dương của người tù binh này.
Sau này, Neil Davis tường thuật lại trong cuốn In the Frontline rằng tướng Loan hôm đó nghe tin người bạn đồng nghiệp cảnh sát và cả gia đình ông này, trong đó có hai đứa bé con đỡ đầu của tướng Loan, bị đặc công quân Giải phóng giết chết vài giờ trước đó. Khi nghe có tù binh bị bắt gần khu vực nhà người bạn bị giết này, ông Loan không chịu nổi nên quyết định xử bắn tại chỗ.
Cũng trong cuốn In the Frontline Neil Davis nhận định rằng: "Người đặc công mặc áo dân sự, tức không phải "quân nhân đối phương" như đã quy định trong quy ước Genève về Luật Tù binh. Vì thế tướng Loan xếp vào loại "phiến loạn" để xử bắn trong thời gian thiết quân luật cũng không có gì quá đáng."
Bức ảnh của Eddie Adams ngay lập tức đã lên trang nhất các báo quốc tế, làm xôn xao dư luận, gây sốc cho nhiều người trên thế giới, làm đẩy mạnh phong trào phản chiến ở Mỹ. Nó trở thành một trong những hình ảnh được nhớ tới nhiều nhất của cuộc Chiến tranh Việt Nam và nó làm cho Adams giành được giải Pulitzer trong năm 1969 về chụp hình tin tức tại chỗ.
Từ đó Nguyễn Ngọc Loan trở thành một biểu tượng của sự dã man tàn bạo. Về sau, Eddie Adams viết trong tạp chí Time về Nguyễn Ngọc Loan và bức ảnh của ông: "Viên tướng Loan giết người tù binh Việt Cộng, còn tôi giết viên tướng Loan bằng máy ảnh của tôi. Hình ảnh là thứ vũ khí mạnh nhất thế giới. Người ta tin vào hình ảnh, nhưng hình ảnh cũng có thể nói dối, cho dù không cố ý lừa dối. Hình ảnh chỉ là một nửa sự thật... Điều mà bức ảnh đã không nói lên là 'Liệu bạn sẽ làm gì nếu bạn là ông tướng vào lúc đó, tại nơi đó, trong cái ngày chiến tranh nóng bỏng ấy, và tóm được một kẻ bị xem là khốn kiếp sau khi hắn vừa mới bắn tan xác một, hai, hoặc ba người lính Mỹ?'"
"Làm sao bạn biết được nếu chính là bạn, bạn sẽ không làm vậy?", ông Adams hỏi.
Nguyên văn tiếng Anh: "The general killed the Viet Cong; I killed the general with my camera. Still photographs are the most powerful weapon in the world. People believe them, but photographs do lie, even without manipulation. They are only half-truths... What the photograph didn't say was, 'What would you do if you were the general at that time and place on that hot day, and you caught the so-called bad guy after he blew away one, two or three American soldiers?'""How do you know you wouldn't have pulled the trigger yourself?"[2].
Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan
11 tháng 12, 1930 - 14 tháng 7, 1998 (67 tuổi)
Tiểu sử
Biệt danh Sáu Lèo Quốc tịch Hoa Kỳ Nơi sinh Huế, Việt Nam Nơi mất Burke,Virginia, Hoa Kỳ
Binh nghiệp
Thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa Năm tại ngũ 1952-1968 Cấp bậc Thiếu tướng Chỉ huy Quân đội Pháp
Quân lực Việt Nam Cộng hòa Công việc khác Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia
Giám đốc Nha An ninh Quân đội Việt Nam Cộng hòa
Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan 11 tháng 12, 1930 - 14 tháng 7, 1998 (67 tuổi)
"Viên tướng Loan giết người tù binh Việt Cộng, còn tôi giết viên tướng Loan bằng máy ảnh của tôi. Hình ảnh là thứ vũ khí mạnh nhất thế giới. Người ta tin vào hình ảnh, nhưng hình ảnh cũng có thể nói dối, cho dù không cố ý lừa dối. Hình ảnh chỉ là một nửa sự thật...
Điều mà bức ảnh đã không nói lên là 'Liệu bạn sẽ làm gì nếu bạn là ông tướng vào lúc đó, tại nơi đó, trong cái ngày chiến tranh nóng bỏng ấy, và tóm được một kẻ bị xem là khốn kiếp sau khi hắn vừa mới bắn tan xác một, hai, hoặc ba người lính Mỹ?'" "Làm sao bạn biết được nếu chính là bạn, bạn sẽ không làm vậy?", ông Adams hỏi.
Updating daily (Cập nhật thường xuyên)
.
No comments:
Post a Comment