Thursday, May 22, 2014

YẾT KIÊU CÓ THỂ NHẤN CHÌM GIÀN KHOAN HD 981 - DANH TƯỚNG VỚI NHỮNG GÌ NHIỀU NGƯỜI CHƯA BIẾT.




( Copy về đọc chơi ) 
Nằm mơ gặp cụ Yết Kiêu 
- Chào Cụ, Cụ có khoẻ ko ? 
- Vẫn khoẻ , như hồi thế kỷ 13 thôi . 
-Cụ còn bơi lặn, đục thuyền đc nữa ko cụ ? 
- Vô tư ! Cái HD 981 ngoài biển Đông , nếu thích tao cho chìm ngay chứ tàu thuyền nhằm nhò chi? 
- Vậy nhờ ơn Cụ ra tay cứu nguy , giúp dân Đại Việt ta lần nữa ... 
- Con khỏi lo, có Đảng & nhà nước ta lo rồi , khỏi cần ta ra tay nữa ! Cứ yên tâm... 





DANH TƯỚNG YẾT KIÊU và ĐIỀU CÒN ÍT NGƯỜI BIẾT

Ngày 6-4-2013 vừa qua, nhân về tham dự Hội nghị Đại biểu họ Phạm toàn tỉnh Hải Dương, đoàn đại biểu Hội đồng toàn quốc họ Phạm Việt Nam lại được các vị Thường trực HĐHP tỉnh Hải Dương đưa về đền Quát dâng hương tri ân Danh tướng Yết Kiêu. Đền có khuôn viên rộng, phong cảnh hữu tình: có dòng sông Đò Đáy uốn lượn phía trước, điểm bóng thuyền chài xuôi ngược, những hồ nước mênh mang, những bức tượng voi đá, ngựa đá dưới những tán cây cổ thụ… Đền đang trong giai đoạn đại trùng tu, đã xong Hậu cung, nền và 24 đế trụ cột của chính đền (trước hậu cung). Sau khi làm lễ dâng hương, đoàn được nghe giới thiệu rõ thêm và suốt đường về, mọi người tiếp tục ôn lại thân thế, công trạng và những điều còn ít người biết về Danh tướng Yết Kiêu.

Danh tướng Yết Kiêu

Yết Kiêu (1242-1303; chữ Hán: 歇驕) là anh hùng có công giúp Nhà Trần chống giặc Nguyên Mông vào thế kỷ XIII với biệt tài thủy chiến. Ông bơi lặn rất giỏi, có tài đục thuyền của quân xâm lược.
Yết Kiêu tên thật là Phạm Hữu Thế, con ông Phạm Hữu Hiệu (người thôn Hạ Bì và bà Vũ Thị Duyên (người huyện Thanh Hà). Cha làm nghề chài lưới bên sông Quát, mẹ bán hàng nước ở bến đò.
Cuộc sống bần hàn của một gia đình ngư dân nghèo khó và sớm mồ côi cha đã khiến Phạm Hữu Thế rất vất vả, phải chài lưới, cào hến giúp mẹ kiếm ăn ngay từ nhỏ. Cuộc sống trên sông nước đã khiến ông bơi lội rất giỏi.
Tương truyền, năm 15 tuổi, vào một buổi sáng tinh mơ, Phạm Hữu Thế ra sông gánh nước. Sương trắng mù mịt nổi khắp mặt sông, Phạm Hữu Thế thấy hai con trâu trắng húc nhau liền dùng đòn ống đánh đuổi, can ngăn. Hai con trâu biến mất, Hữu Thế thấy còn hai chiếc lông còn dính vào đòn ống, đặt xuống nước, nước rẽ ra làm đôi. Cho đây là lông trâu thần, ông liền nuốt vào bụng. Từ đấy, Phạm Hữu Thế có thân thể hùng cường, trí lực, bơi lội tài giỏi, đi trong nước như ở trên đất bằng vậy.
Sự lạ lùng ấy ứng với bức hoành phi trong đền Quát “Thiên cổ dị nhân” (từ trước tới nay mới có người lạ thường như vậy). Thực ra, đây là một cách lý giải tài bơi lội của Phạm Hữu Thế để làm tăng thêm tính phi thường, tài bơi lặn của ông như do thần linh mang lại.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần hai và lần ba, Phạm Hữu Thế với tài bơi lặn “nhập thuỷ như phúc bình địa hỹ” (đi dưới nước ung dung, tự tại như trên đất bằng) đã lập nhiều công lao lớn, được vua ban danh hiệu Trần triều đệ nhất đô soái thuỷ quân. Ông đã được nhân dân và vua quan nhà Trần gọi là Yết Kiêu (tên một loài cá lớn ngày xưa).
Trọng trách của Yết Kiêu là tìm đục thuyền  giặc. Khi màn đêm buông xuống, Yết Kiêu tìm cách vượt qua hàng lính bảo vệ thuyền giặc rồi nhẹ nhàng đục thủng đáy thuyền. Mỗi thuyền phải đục hơn 20 lỗ, đục được lỗ nào lại phải dùng giẻ cuộn tròn nút lại, rồi dùng dây nối lại với nhau. Một đêm, Yết Kiêu đục được khoảng 30 thuyền giặc. Đến gần sáng khi đã đục hết số thuyền đã định, Yết Kiêu kéo dây lôi những nút giẻ ra khỏi thuyền, khiến hàng chục thuyền giặc bị đắm. Hoàn thành nhiệm vụ, ông lại nhẹ nhàng bơi về địa điểm an toàn.
Ông mất ngày 28 tháng chạp năm Ất Sửu (1303), hưởng thọ 61 tuổi. Vua Trần cho lập đền Quát ở Hạ Bì thờ ông. Đến thế kỷ XVII- XVIII ngôi đền được tôn tạo khang trang và tu sửa nhiều lần vào thời Nguyễn. Khu di tích đền Quát được xếp hạng quốc gia (28-1-1989). Qua hơn ba thế kỷ, lại bị chiến tranh tàn phá nên đền bị xuống cấp nhiều, nay đang được tỉnh đầu tư đại trùng tu cho xứng tầm công trạng của Danh tướng, để muôn dân được tìm về tri ân ngài.
Hàng năm cứ dịp rằm tháng Giêng nhân dân trong vùng tổ lại tổ chức Lễ hội đền Quát, trước là lễ tạ Thành hoàng – Danh tướng Yết Kiêu và sau là lễ tế công chúa Nguyên triều (chỉ con gái trinh mới được tham gia rước lễ), rồi dự hội  làm bánh, hội đua thuyền …

Điều còn ít người biết

Sau kháng chiến chống quân Nguyên Mông thắng lợi, Bảng nhãn Lê Đỗ được triều Trần cử sang Nguyên triều đi sứ nhằm nối lại hoà khí, giữ yên bình cho dân Đại Việt. Võ tướng thuỷ quân Yết Kiêu được cử làm tướng hộ vệ. Trong lần đi sứ ấy, vua Nguyên rất mến mộ tài năng của Yết Kiêu liền tỏ ý muốn gả công chúa rất xinh đẹp cho ông. Ông đã từ chối khéo rằng phải về tâu xin vua Đại Việt, được rồi sẽ sang làm lễ cưới.
Biết chuyện, vua quan triều Trần lo mất một viên tướng tài giỏi nên không đồng ý và tìm mọi cách ngăn cản. Ở bên Nguyên, chờ đợi mãi không thấy Yết Kiêu sang, Công chúa xin vua cha cho sang Đại Việt để làm lễ thành hôn với chàng. Biết vậy, nhà Trần cho đưa hoang tin Yết Kiêu đã qua đời. Khi công chúa mới đến vùng biển Quảng Đông thì hay tin, nàng vô cùng thương xót Yết Kiêu, bèn thuê người tạc tượng mình thả xuôi về Đại Việt, lập đàn bên bờ biển Quảng Đông cầu siêu cho linh hồn Yết Kiêu và cầu nguyện: “Thiếp và chàng sống trên trần thế chưa nên duyên chồng vợ, nay chàng không còn nữa, thiếp nguyện thác xuống âm phủ để gặp chàng cho nên nghĩa vợ chồng”, rồi gieo mình xuống biển để giữ trọn lòng chung thuỷ. Cả hai võ quan và chín nàng hầu cũng nhẩy xuống biển tự vẫn để theo hầu công chúa.
Đến nay, ở đền Quát vẫn đặt Ban thờ và hàng năm trong Lễ hội đền Quát đều có phần Lễ tế công chúa để ghi nhận lòng chung thủy của công chúa với danh tướng Yết Kiêu.
 Chiến PT sưu tầm & tóm lược











.

No comments: