- Home
- Bạo lực công an - Brutality Police
- Biến Cố 30-4
- Ngôn Ngữ thời nay
- Cuộc Đời Hồ Chí Minh
- Công dân giáo dục
- Cười
- Đạo đức xã hội
- Giải Phóng - "Bớ người ta phỏng......"
- Gương sáng
- Hình ảnh
- Houston News
- Sách trước 1975
- Sự đê hèn
- Sử Việt
- Thời sự
- Thiên hạ sự
- Tìm Thân Nhân
- Karma - Quả Báo
- World News
- Memories of
- Video
Monday, May 12, 2014
Giới thiệu trang web - Prof.Dr.Economist NGUYỄN PHÚC LIÊN - TÓM TẮT LÝ LỊCH/ SUMMARY OF CURRICULUM VITAE
Giới thiệu trang web VietTUDAN của tác giả Nguyễn Phúc Liên
Tên : NGUYỄN PHÚC LIÊN
Sinh : 17 tháng 6 năm 1939
tại Thanh hóa
Địa chỉ hiện tại :
22 Rue du Prieuré
1202 GENEVA,
Switzerland
Tel: 0041 22 731 82 66
0041 22 738 26 48
0041 32 365 24 49
Mobiles: 0041 79 766 65 83
0041 79 766 65 72
Fax/Tel : 0041 22 738 28 08
0041 32 365 24 49
Titre de voyage (Ty nan):
No. N0015846
Issued by Switzerland
(Giữ Quốc tịch Viêt Nam.Không
vào Quốc tịch nước khác)
Dien Thu Ca nhan/ Private E-Mail Address/ Adresse electronique privee:
nguyenphuclien2009@yahoo.com / nguyenphuclien2009@gmail.com
Sinh năm 1939 tại Làng Văn Đức, Tổng Tân Phong, Huyện Nga Sơn, Tỉnh Thanh Hóa. Gia đình có 8 người con: 7 trai và 1 em gái út. Cha tôi nhận thêm 3 ngươi con nuôi trai nữa. Như vậy tổng cộng là 10 trai. Cha mẹ những người con nuôi này bị chết hồi tháng ba đói ngoài Bắc, nên Cha tôi nhận làm con nuôi. Một người con nuôi theo Cộng sản và về nhà cùng với một số người Cộng sản khác để bắt Cha tôi đưa vào tù Lam Sơn, Chiến khu IV. Cha tôi chết mất xác trong tù năm 1952.
Học chương trình Tiểu học tại Nga sơn, Thanh Hóa.
Di cư vào Nam năm 1954. Đi tu, học tại Tiểu chủng viện Thánh Giuse Bảo Lộc, thuộc địa phận gốc Thanh Hóa. Đầu tiên Cha Hân là Cha đỡ đầu của tôi. Sau khi Cha Hân qua đời, Cha Phan Du Vịnh là Cha đỡ đầu.
Xong Tú Tài II, đi giúp xứ Thanh Hải, Phan Thiết. Cha Chính Phạm Ngọc Oanh làm chính xứ. Dậy học Trường Thanh Hải mà Cha Đinh Hữu Phương làm Hiệu trưởng.
Trở về Đại chủng viện Bùi Chu, Đường Làng 21, Gia Đi.nh. Sau một năm, tôi xuất tu và tiếp tục học Đại Học Văn Khoa Sài gòn về Ban Triết Ho.c.
Tôi nhập vào đời sống chính trị sinh viên thời ấy, liền sau năm 1963. Tôi có thiện cảm với Đảng Cần Lao vì những người họ hàng hoặc quen thân, thuộc hoặc gần kề với Cần Lao: Giáo sư Roch Cường, Thẩm Phán Trần Trọng Hòa, Luật sư Nguyễn Văn Chức, Bác sĩ Trần Kim Tuyến, Giáo sư Phạm Việt Tuyền… Tham dư tổ chức cuộc Biểu tình về vụ Đặng sĩ. Tham dự đấu tranh chống Hiến Chương Vũng Tầu thời Tướng Nguyễn Khánh. Cùng thời hoạt động song hành có Lê Hữu Bôi, Nguyễn Trọng Nho, nhưng tôi đứng về phía Sinh viên Liên khoa chống Cô.ng.
Hồi này, tôi cùng một số anh em xin lập đảng chính trị trẻ lấy tên là TỰ DÂN (viết tắt của TỰ do DÂN chủ). Ong Bộ Trưởng Nội Vụ Hà Thúc Ký cho phép. Những anh em trong nhóm có những người như Nguyễn Phúc Tài, Phạm Xuân Cảnh, Phạm Hữu Giáo (Măc Giao), Vũ Công, Nguyễn Văn Cẩm, Nguyễn Văn Bảo, Vũ Thái Hoàn... Tôi làm Chủ tịch của TỰ DÂN và tham gia cuộc Chỉnh Lý chống lại Tướng Nguyễn Khánh.
Sau cuoc Chỉnh Lý (Đảo chánh) 19/3/65 lật đổ Tướng KHÁNH, tôi bị bắt vào Tổng Nha Cảnh sát, thời Ong Phạm Văn Liễu. Chính đêm tôi bị bắt là đêm giải Ong Tôn Thất Dương Kỵ khỏi Tổng Nha để trục xuất ở Cầu Bến Hải. Họ nhốt tôi cùng phòng với Ong Mã Tuyên. Vì vậy tôi có đồ ăn ngon do Ong Mã Tuyên chia cho. Hồi ấy tôi là Sinh viên nghèo lắm, không ai tiếp tế đồ ăn vào tù cho tôi.
Nhờ cuộc biểu tình của Sinh viên, Ong Liễu nhượng bộ và cho tôi tự do ta.m. Ban Chấp Hành Sinh viên phải ký giấy với Ong Liễu. Tôi ở ngoài, chỉ đi hoạt động ban đêm, cho đến ngày nghe Tòa án Mặt Trận Vùng III Chiến Thuật do Tướng Đặng Văn Quang làm Chánh án thời Thủ tướng Phan Huy Quát, đã kêu bản án khiếm diện 10 năm khổ sai cho tôi.
Tôi nhờ Trung Ương Công Giáo Đại Đoàn Kết lo liệu dùm cho tôi thoát ra nước ngoài. Tôi biết là có những Nhân vật Cần Lao được hưởng sự lo liệu ấy. Nhưng đến lần tôi, thì vì tôi chỉ là một sinh viên nghèo, nhỏ bé, nên không ai lo liệu cho tôi cả.
Tôi nhờ một anh sinh viên rất thân và hết mực trung thành, Anh Đinh Văn Minh, tìm đường cho tôi lên Chợ Trời Tây Ninh. Đêm trước ngày đi, Anh và tôi ăn một đùi thịt chó và uống bia để sáng sớm Anh dẫn đường cho tôi lên Chợ Trời. Tôi luôn luôn nhớ ơn Anh. Nếu không ai lo liệu cho mình vì mình nghèo và chưa có chức phận gì trong xã hội, thì mình tự lo liệu lấy. Tôi làm tờ cớ mất căn cước , đổi tên là Lm Nguyễn Văn Thanh. Đi xe đò từ Ngã Tư Bẩy Hiền lên Tây Ninh. Nghèo quá, các anh em sinh viên thân tín góp vào cho tôi được 2400 đồng Viê.t-Nam (bằng 2 tháng lương Lính binh Nhì thời ấy). Một anh cùng tu xuất, Anh Đỗ Văn Hóa, sắm cho chiếc áo chùng thâm để ra đi. Tôi biết rằng ra đi như vậy là liều chết và đã viết thư từ giã những người thân nhất, xin họ rằng nếu không có tin , thì xin cho một lễ mồ.
Tôi rời Việt Nam ngày 01 tháng 11 năm 1965.
Gần Chợ Trời, tôi cởi áo chùng thâm chôn xuống ruộng, vào Chợ Trời, rồi bước qua biên giới Cao Mên. Tôi bị bắt tại biên giới. Họ chở tôi về Swairieng, rồi 15 ngày sau, chở về Nam Vang. Họ nghi tôi là gián điệp cho Mỹ và nhốt hỏi cung trong vòng 5 tháng. Sau cùng họ trục xuất tôi qua Lào, thả ở giữa rừng ở Nam Lào. Tôi sống trong rừng 3 ngày, sau cùng tìm thấy một đồn lính của Lào, tôi vào trình diện để xin tị na.n. Họ nhốt và nghi rằng tôi là Lính Bắc Việt đào ngũ tại Atopeu vì theo lý lịch, tôi sinh ra ở Thanh Hóa (Bắc Việt). Họ nhốt ba tháng tại Vạn Tượng để điều tra. Trong lúc ấy, Ong Đại sứ Phạm Trọng Nhân muốn xin dẫn độ tôi về Miền Nam theo ký kết trước đây thời Oâng Vũ Văn Mẫu. Nhưng Cố vấn Mỹ và Công an Lào muốn xử dụng tôi, nên việc dẫn độ không xẩy ra.
Công an Lào yêu cầu tôi làm công an mật cho họ. Họ xếp tôi làm việc tại Lido Night Club Bar Dancing Vientiane, điều khiển 22 cô gái làm trong Bar để xếp cho các nhân vật và thu tin tức. Tôi áy náy lương tâm về việc này và đến hỏi Cha Linh, Cha chính xứ Vạn Tượng, trình bầy rằng tôi đã đi tu, đã dậy giáo lý, bây giờ đi xếp đặt gái cho người ta. Cha Linh không dám khuyên tôi thế nào. Ngài chỉ nói: ‘’Hoàn cảnh của con như vậy, thì tùy lương tâm con’’. (Sau này tôi có gặp lại Cha Linh tị nạn tại Mets, Pháp). Cố vấn Mỹ thì yêu cầu tôi lui tới Sứ quán Cộng sản Bắc Việt để chơi thân và lấy tin tức. Thời ấy là thời kỳ Ong Đại sứ Lê Văn Hiến của Bắc Viê.t. Có lần một nhân viên cao cấp của Sứ quán dụ tôi vào Đảng Cộng sản và sẽ cho sang Nga ho.c. Tôi từ chối và nói rằng chính trị làm tôi sợ rồi, nên muốn làm ăn yên thân.
Hai người Lào gốc Việt lo liệu cho tôi nhiều vấn đề. Đó là Ong Nguyễn Thiệu Giốc (anh của Giáo sư Nguyễn Thiệu Lâu Hà nội) và Ong Lê Trọng Khương.
Trong cái xui có cái may. Thực vậy, lúc ấy, tại Lido Night Club, có một Ong Phó Giám đốc Công an mê cô gái số 10, rất xinh. Tôi luôn luôn xếp cô này cho Ong ta. Chuyện hy hữu là con trai của Ong này cũng mê cô số 10. Tôi tính toán công việc vượt biên lần nữa. Tôi đề nghị với Oâng Phó Giám đốc này cho một Thông Hành giả của Lào. Tất nhiên Oâng ấy nể và ‘’sợ’’ tôi vì cô gái số 10. Cuối cùng Ong ta đồng ý làm Giáy giả ấy, nhưng yêu cầu tôi phải trả tiền 500 đo la Mỹ. Số tiền này khá lớn vì tỉ dụ để ngồi trong Bar nói chuyện với một cô gái, chỉ cần trả 1 đo-la.
Tôi cầm Thông hành giả với tên là Thao BOUNSOU.
Làm thế nào xin được Visa qua Pháp ? Cũng may, trong thời gian này, tôi dậy học tiếng Anh cho người Mẹo của Lào do các Cha Thừa Sai Paris tổ chức. Vì nghĩ đến Chủng viện trước đây, ăn cơm Nhà Chúa, tôi đã dậy học không lấy tiền công. Chính vì vậy mà lúc này Đức Giám Mục Thừa sai muốn giúp tôi. Đức Giám Mục đã cầm Passport giả của tôi lên Tòa Lãnh sự để lấy Visa cho kín đáo.
Nhưng làm thế nào để có tiền mua vé máy bay sang Pháp ?
Thực tình là nghèo quá. Tôi đánh liều định đi đường bộ. Tôi sắm một chiếc xe đạp, mua thuốc Aspirine, sắm một bô.Tondeuse, kéo để cắt tóc. Tôi định liều ra đi bằng xe đa.p. Đi đến đâu, xin cắt tóc cho người ta và xin ăn, xin ngủ. Nếu người ta có tiền đi máy bay, thì mất hai ngày mới sang Pháp; còn mình không có tiền thì đành phải đi hai năm !
Nhưng may mắn, gặp tuần cấm phòng tại Vientiane, cha Hồng Phúc từ Sài gòn lên giảng. Tôi đã ngầm nhờ Ngài gửi một lá thư về cho một anh sinh viên thân tín nói là tôi sẽ ra đị đường bộ như vậy vì không tiền mua vé máy bay. Anh sinh viên thân tín này đi vận động rất nhanh và hăng say để cho tôi một cái vé ‘’Aller sans retour’’. Cha Chính Oanh cho tôi 500, Cha Vịnh 200, Thanh Lãng 200, phần còn lại là anh em sinh viên đóng góp.
Tôi thường nhắc lại cho đến bây giờ rằng: ‘’Thời còn trẻ sinh viên, hăng say làm việc, những người có chức phận hưởng. Khi gặp hữu sự, thì tụi trẻ phải hy sinh chịu trận, những người có chức phận lại được săn sóc. Những người trẻ đùm bọc lấy nhau, chia sẻ cho nhau từng đồng nghèo khổ’’.
Tôi vượt biên qua Thái Lan. Rồi sang được Pháp, hành lý không có gì hết, ngay cả không có một chiếc áo veste để bận cho có vẻ ‘’đi du học bên Tây!’’
Sang đến Tây, Paris, không quen biết ai, không biết ngủ đâu. Tôi lang thang ở gần tour Eiffel, leo bộ lên tour cho cao để nhìn rõ Mẫu quốc.
Tôi gặp một người Viê.t-Nam đi đường, thuật cho họ nghe câu chuyện và xin họ xem có chỗ ngủ và cho ăn cơm. Ít ngày sau, tôi tỏ ý muốn sang Thụy sĩ. Họ lại đi xin giùm Visa du lịch cho tôi. Họ mua cho tôi một vé xe lửa cũng ‘’Aller sans retour’’. Rời Viê.t-Nam cho đến giờ, tôi chỉ ‘’Aller sans retour’’. Tôi nghĩ đến Phim mà Marilyn Monroe đóng với Robert Mitchum: ‘’River without Return !’’. Có lẽ chính vì vậy mà tôi nhất định giữ lại Quốc tịch Việt Nam để có ngày ‘’Retour’’.
Sang đến Thụy sĩ với Visa du lịch, nhưng tôi ở luôn và xin tị na.n. Tôi là người Viê.t-Nam tị nạn đầu tiên tại Thụy sĩ. Tôi còn sức làm lại việc học hành. Tôi phải thi nhập Đại học vì mình mang Tú tài Viê.t-Nam. Nhưng may mắn tôi đã đỗ Thủ khoa nhập Đại ho.c. Cái Triết lý học được ở Viê.t-Nam và đời sống vật lộn với cảnh nghèo đã dậy tôi rằng phải xoay sang học Kinh tế, may ra có làm được nhiều tiền. Lúc đầu tôi theo Kinh tế Chính trị. Nhưng Khoa nay bàn cãi nhiều quá, nên tôi ghét và đã chuyển hẳn sang học Kinh tế Toán học để đỡ phải nói nhiều, mà chỉ dùng những con số. Vì học Toán, nên theo luôn máy Điện tử để tính toán cho nhanh. Xong Cử Nhân Kinh tế Toán học, xong Tốt nghiệp Đại học Điện toán, tôi thấy Đại học đề nghị với Sinh viên chủ đề Luận án Tiến sĩ là ‘’Thị Trường Chứng Khoán Thụy sĩ’’, có sự tài trợ nghiên cứu của Ngân Hàng Thụy sĩ. Không sinh viên Thụy sĩ nào muốn làm đề tài ấy vì họ ngán những Oâng Ngân hàng gia cáo già. Tôi bực mình xin làm đề tài này. Họ khá ngạc nhiên. Nhưng đây là tự ái dân tộc Viê.t-Nam mình. Tôi nhất định làm đề tài ấy để ‘’kiêu ngạo’’ với Thụy sĩ. Tôi đã làm xong với Mention SUMMA CUM LAUDE và Luận án Tiến sĩ được chọn liền vào Collection Universitaire. Chính vì vậy mà tôi mới xin dậy học dễ dàng. Từ 1976 đến nay, tôi đã liên tục dậy học tại Geneva, Thụy sĩ.
Trong suốt thời gian hoc Đại học, nghèo quá. Tôi biết những con Ong lớn sang đây có nhiều tiền chuyển ngân. Mỗi buổi sáng tôi đi phát báo, kiếm đựoc tiền thuê được cái phòng nhỏ. An uống thì đi xin ăn cơm thừa tại nội trú của các Soeurs Ste URSULE. Muốn đi ciné, thì xin đi làm xếp ghế tại các Rạp chiếu bóng. Mùa hè thì đi rửa chén bát ở các Nhà Hàng.
Cái nghèo trước đây và tính ham hoạt động tranh đấu khiến tôi lập gia đình rất muô.n. Tôi không muốn lấy đầm. Khi Sai gon bị Cộng sản chiếm, thì sợ không có các cô gái Viê.t-Nam sang đây nữa. Nhưng rồi đợt vượt biên bắt đầu.
Tôi lân la đến các trại tiếp cư để thăm đồng bào và thấy nhiều cô tị nạn trong các trại thực xinh xắn. Đồng bào ở trong các trại thèm đồ ăn Viê.t-Nam, nhờ tôi đi mua. Tôi phải chạy sang Paris để mua nước mắm… Cuối cùng tôi mua sẵn để tiện mỗi lần đồng bào nhờ mua, thì mình đã có để đưa cho họ. Tôi gọi đó là Asia Stock.
Tôi quen một gia đình trong trại tị na.n. Tôi mua hàng cho gia đình và quen luôn cô gái trong gia đình mà hiện nay là Bà Xã của tôi.
Cách đây chừng 10 năm, khi Viê.t-Nam bắt đầu ‘’đổi mới’’. Tôi có ý tưởng làm tài chánh cho Viê.t-Nam. Tôi làm với một Group Hoa kỳ.
Nhưng làm với Viê.t-Nam rất khó khăn vì những lý do sau đây:
-- Một số lớn những Oâng giữ Công ty là do cái công đánh nhau, nên họ thiếu hiểu biết
-- Họ lo tham nhũng và lãng phí
-- Guồng máy quyết định hành chánh, thủ tục phải lệ thuộc nhiều trung tâm quyết định khiến họ phải ngồi đợi nhau và dè chừng nhau.
Chính vì việc tài chánh này mà tôi mới biết đến vụ Ong Phan Văn Khải, Ong Phùng Khắc Kế. Nhiều người của Đảng đã làm Đại diện cho tôi để làm việc với Viê.t-Nam như Ong Nguyễn Ngọc Lương (cựu Tổng Lãnh sự VN ở Thụy sĩ), Ong Đỗ Công Minh (đương kim Đại sứ tại Singapore), Giáo sư Bạch Minh Sơn (Hà nội)…
Họ biết rõ tôi là chống Cô.ng.
Hiện giờ tôi vẫn làm tài chánh, nhưng làm với những nước khác.
Về dậy học, sau khi học xong và suốt từ 1976 đến nay tại Geneva, tôi liên tục dậy chính yếu những Cours sau đây:
=> Kế Toán Kỹ Nghệ và Phân tích Chi Tiêu Xí Nghiệp
=> Kinh tế Chính trị
=> Quản trị và Tổ chức Xí nghiệp
=> Tài chánh Xí nghiệp
=> Thị trường Tài chánh và Tiền tệ quốc tế
=> Thị trường Chứng khoán
Đối với Việt Nam, tôi đã thẳng thắn công kích các Công ty quốc doanh và nói rằng tôi chỉ làm với Phạm vi Công ty tư nhân. Tôi tuyên bố thẳng rằng tôi muốn các Công ty tư nhân lớn mạnh để có một lực lượng đặt điều kiện với chế độ Cộng sản.
Sau trên 15 năm không tham gia bất cứ Hội đoàn nào, tôi tái nhập cuộc tranh đấu mới đây, sau khi được một người bạn cho biết những tin tức về cuộc đấu tranh anh dũng của Cha Nguyễn Văn Lý. Đảng Cộng sản Viê.t-Nam, để cố thủ giữ Chế độ chuyên chính, đã chủ trương giết cái DŨNG của người Dân mà Tiền nhân đã nêu gương trong Lịch sử. Tôi ngưỡng mộ cái DŨNG nơi Linh mục NGUYỄN VĂN LÝ mà Cộng sản cố giết, nhưng không giết đươc.
SUMMARY OF CURRICULUM VITAE
For professional information
I. GENERAL INFORMATION
A. IDENTIFICATION
Name: NGUYEN PHUC LIEN
Nationality: Vietnam
Passport Number 315779
Country of Issue: Switzerland
Date & Place of Birth: 17 June 1939
Van Duc, THANH HOA, VIETNAM
B. CONTACT COORDINATES
Home Coordinates: => 22 Rue du Prieureù
1202 GENEVA, Switzerland
Home Fax Number: 0041 22 738 28 08
Mobile: 0041 79 766 65 83 (For weekdays)
=> 43 Heideweg
2503 BIEL/BIENNE, Switzerland
Home Fax Number: 0041 32 365 24 49
Mobile: 0041 79 766 65 72 (For weekend)
Ađress for Courrier: 22 Rue du Prieureù
1202 GENEVA, Switzerland
II. SUMMARY OF CURRICULUM VITAE
A. EDUCATIONS
Primary School: Until 1953:
In Nga Son School (Thanh Hoa) & Hanoi
1954:
Refugee to the South of Vietnam
Secondary School: From 1954 to 1960
Seminary St.Joseph (College)
with intent to become a Catholic Priest.
GRADUATED:
* Baccalaureat (1st part)
* Baccalaureat (2nd part)
LANGUAGES :
* Vietnamese (Mother Language)
* French (First foreign language)
* English (Second foreign language)
* Latin (Obligatory language for Priest)
Saigon University: From 1960 to 1965
Vietnam Letter & Philosophy Faculty
Philosophy Branch
From 1965 to 1967
Interruption of Education because of political events
Fribourg University: From 1967 to 1976
Switzerland Law & Economy Faculty
Mathematical Economy (Econometry)
GRADUATED:
* Licence in Mathematical Economy (Econometry)
Memory work:
Monetary Theory of DON PATINKIN (Tel Aviv)
* Graduate at University in Computer Sciences
Memory work:
Cybernetics System for Limit of Growth
* Doctor in Economy/Finance
Thesis:
Empirical Study on Swiss Stock Exchange
(By APT Method (Chicago) applied
to Top 90 Swiss Companies)
Special Study: Two years of Special Studies on:
* Descriptive and Theorical Statistics
* Matrix Calculus
* Special Matrix OMEGA of Variance-Covariance
of Errors in Regression
B. TEACHING IN GENEVA, SWITZERLAND:
From 1976 until now:
Successive & Alternative Matters:
- Microeconomy & Macroeconomy
- Accounting
- Industrial Cost Analysis
- Mathematics & Statistics for Economists
- Mathematic Operations Research Models applied to
Economy & Computer Sciences
. Linear & Quadratic Models
. Stock Management Models
. Transport Models
. Simulation
. Multicriterion Analysis
- Enterprise Organization
- Corporate Finance Analysis
- International Trade: Theory & Exchange
- International Monetary Market
- International Financial Market
- Stock Exchange
C. FINANCIAL & BUSINESS ACTIVITIES:
Parrallel to the teaching: Successive Activities:
1988-1992:
* Financial Adviser to Bongo Group (Africa)
* Director of LOBOGNON-NGUYEN & Cie
Import-Export of Asian Souvenirs
* Director of COMPUCEPT S.A.
Import-Export of Computer Hardware
1992->…….:
* Director of WIM-IMPACT Inc. (S.Ạ)
Finances
* Director of PAN ASIA Corporation
Project Development
* Director of LISA CORPORATION-NGUYEN & Cie
Trading
D HOBBIES: Painting & Writing
GENEVA, Switzerland, 30.10.2001
Prof.Dr.NGUYEN PHUC LIEN, Economist
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment