Ủa, chỉ có vầy thôi sao? Tưởng "vì có công lớn" (ám sát tổng thống) mà bà Mão được đảng "ưu đãi" cho nhà cao cửa rộng, vila nhà lầu, xe hơi máy lạnh, ăn ngon mặc đẹp, vân vân... chớ sao lại: "trong căn nhà nhỏ ở Hà Xá, chỉ mỗi mình bà vật vã với những di chứng hậu quả chiến tranh khi trái gió trở trời". Là sao ta?
Trong khi những tay ăn trên ngồi trưóc, con du học, ăn bơ sữa của "thằng tư bản dzãy chết", thì bà Mão âm thầm gậm nhấm nổi cô đơn, trơ trọi với: "những đồng đội năm nào thường xuyên ghé thăm, động viên, ôn lại kỷ niệm xưa đã giúp bà vơi bớt phần nào nỗi hiu quạnh, bệnh tật" ??? Là sao ta?
Hổng lẽ sau chiến tranh, hòa bình đã gần sát 40 năm, mà còn ôm mấy cái chiến tích "không thể nấu lên cho vô bụng đưọc" chỉ để: "giúp bà vơi bớt phần nào nỗi hiu quạnh, bệnh tật" (???)
Thực tế, là vì cộng sản chỉ vắt chanh bỏ vỏ, bà Mão giờ đây hết giá trị lợi dụng, mỗi tháng giỏi lắm đảng thí cho bà "vài ba hột gọi là trả ơn" - Hay lâu lâu sực nhớ tới thì cho phóng viên tới viết vài ba câu cho bà Mão "có cảm giác" đảng còn "quan tâm", mà phía đảng cũng có vcái lợi là tuyên truyền cho những dân đen còn cuồng đảng tự mơ tưởng rằng sau 40 năm đảng còn nhớ đến ta mà cho lên báo. Úi cha là "hãnh diện" quá. Sau đó vài ngày, mọi sự xẹp lép xuống, bà già khốn khổ lại cô đơn quanh hiu trong "căn nhà nhỏ" gậm nhấm những ngày cuối đời lẻ loi của mình.
Mà nói là nói vậy thôi, thời buổi này, "những đồng đội năm xưa" cũng phải lo toan cơm áo gạo tiền, chạy hụt hơi, đứt thở còn chưa kịp nhịp sống hiện đại, còn con, còn cháu, còn cuộc sống riêng tư của họ, cơm chạy từng buổi chưa biết nổi không, ai đâu dư giờ mà đã đến thăm? Mà có đến thăm đưọc cũng đã quá quý báu với thời gian họ bỏ ra đến chia xẻ chút cho gọi là, thì giờ đâu mà ngồi con cà con kê chuyện súng đạn hơn 40 năm trưóc? Ở đó mà "ôn lại kỷ niệm xưa". Đảng dạo này hơi có vấn đề "tâm thần", làm như nói sao dân tin vậy. Cái thời đảng chỉ đông nói tây thiên hạ ừ rầm rầm qua rồi đảng ơi.
Thật ra mà nói, trong lòng bà Mão chắc cũng đã quá nhiều "đắng cay", Hay vì trình độ còn quá non kém, với cái dốt cho "bác" cố ý "trồng" cho đủ trăm năm mà bà Mão vẫn cam tâm "vui sống" trong sự " thương yêu của đồng đội". Nguyễn Tấn Dũng đâu? Trương Tấn sang đâu? Mấy chục năm nay sao không ai bỏ chút "bạc cắc" xây cho bà Mão căn nhà "khá hơn" chút tí để bà dưỡng già? Hay là đợi chừng nào bà ra người thiên cổ thì treo đèn kết hoa, khoe khoang khắp nơi: "Đây là nữ đặc công ám sát tổng thống Thiệu" (Nghe cái tên trang bìa hấp dẫn quá cho nên "các con mồi thiếu chữ" khác cũng "khao khát" đưọc đảng "bố thí" cho vài dòng an ủi gọi là "danh dự" lúc tuổi già?
Một mặt đảng hò hét kêu gào nghị quyết 36, "Khúc ruột ngàn dặm", "Việt Kiều yêu nước" trở về hòa hợp hòa giải (chứ không phải phản quốc như đảng từng gọi những người này). Chuyện chưa ngả ngũ, nói chưa ai nghe, (trừ mấy thằng ăn phải bả lú) thì lại quay ra lôi "chuyện tầm phào" năm xưa ra quơ quào xung xoe thành tích (không đạt) của dân đen đã từng dại dột tin đảng ra làm trò hề, nếu chỉ hòng để xoa dịu sự nghèo nàn khốn khó, sống như vất vưỡng bên lề của một xã hội càng ngày càng xôn xao bất lợi cho đảng, thì đảng "bố thí" (thực tế) cho bà Mão có tiền chữa bệnh, xây nhà còn hay hơn.
_____________________________
Thiếu nữ ám sát Nguyễn Văn Thiệu bây giờ ra sao?
Quàng vội chiếc áo mưa, bà Mão cúi xuống giả sửa lại đôi giày, thò tay vào bụng rút khẩu K54, nhắm thẳng Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa bóp cò.
Khoảng 2 - 3 chiếc trực thăng vần vũ, đổ vội giữa cánh đồng. Thiệu bước ra, đám tùy tùng nháo nhác theo sát bảo vệ. Trong bộ comple màu xám tro, Thiệu bước lên lễ đài cắt băng khánh thành buổi lễ.
Bỗng, trời nổi trận mưa giông, tướng tá và lính ngụy loạn xạ tìm chỗ trú, đám bảo vệ loay hoay che dù cho Thiệu. Quàng vội chiếc áo mưa, bà Mão cúi xuống giả sửa lại đôi giày, thò tay vào bụng rút khẩu K54. Khoảng cách chỉ còn 7 - 8m, bà Mão nhắm thẳng tổng thống Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) bóp cò.
Đội trưởng du kích kiên trung
Sau nhiều giờ hỏi đường, chúng tôi mới tìm đến được nhà bà Trịnh Thị Thanh Mão (SN 1950, ngụ thôn Hà Xá, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, Quảng Trị). Tại đây, chúng tôi được nghe lại hành trình ám sát Tổng thống ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu.
Có lẽ, dù sự việc ấy đã xảy ra cách đây hơn 40 năm nhưng mỗi khi nhớ lại, trong tâm trí bà, nó vẫn như một thước phim quay chậm mới xảy ra ngày hôm qua. Bà tiếp chúng tôi trong căn nhà nhỏ treo đầy ảnh đen trắng thời chiến, bằng khen, giấy khen lồng trong khung kính trông rất ngăn nắp, gọn gàng. Người phụ nữ có khuôn mặt hiền hậu, đôi mắt sáng lạ thường, cái giọng sang sảng đậm chất Quảng Trị đã hút hồn người đối diện.
Năm 1964, ngụy quân, ngụy quyền đổ về lập căn cứ, dồn dân lập ấp, bố ráp thôn Hà Xá. Chúng giăng khẩu hiệu: “Đốt sạch, phá sạch, giết sạch”. Mục tiêu của chúng là lùa dân vào khu định cư để tách cộng sản ra ngoài, hòng tiêu diệt. ở làng bà Mão, người chết oan như ngả rạ, con mất cha, vợ mất chồng, cuộc sống người dân hết sức hoảng loạn. Lòng sục sôi căm thù, tuổi 15, bà Mão tham gia vào Đội thiếu niên An ninh mật Hà Xá và làm đội trưởng.
Bỗng, trời nổi trận mưa giông, tướng tá và lính ngụy loạn xạ tìm chỗ trú, đám bảo vệ loay hoay che dù cho Thiệu. Quàng vội chiếc áo mưa, bà Mão cúi xuống giả sửa lại đôi giày, thò tay vào bụng rút khẩu K54. Khoảng cách chỉ còn 7 - 8m, bà Mão nhắm thẳng tổng thống Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) bóp cò.
Đội trưởng du kích kiên trung
Sau nhiều giờ hỏi đường, chúng tôi mới tìm đến được nhà bà Trịnh Thị Thanh Mão (SN 1950, ngụ thôn Hà Xá, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, Quảng Trị). Tại đây, chúng tôi được nghe lại hành trình ám sát Tổng thống ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu.
Có lẽ, dù sự việc ấy đã xảy ra cách đây hơn 40 năm nhưng mỗi khi nhớ lại, trong tâm trí bà, nó vẫn như một thước phim quay chậm mới xảy ra ngày hôm qua. Bà tiếp chúng tôi trong căn nhà nhỏ treo đầy ảnh đen trắng thời chiến, bằng khen, giấy khen lồng trong khung kính trông rất ngăn nắp, gọn gàng. Người phụ nữ có khuôn mặt hiền hậu, đôi mắt sáng lạ thường, cái giọng sang sảng đậm chất Quảng Trị đã hút hồn người đối diện.
Năm 1964, ngụy quân, ngụy quyền đổ về lập căn cứ, dồn dân lập ấp, bố ráp thôn Hà Xá. Chúng giăng khẩu hiệu: “Đốt sạch, phá sạch, giết sạch”. Mục tiêu của chúng là lùa dân vào khu định cư để tách cộng sản ra ngoài, hòng tiêu diệt. ở làng bà Mão, người chết oan như ngả rạ, con mất cha, vợ mất chồng, cuộc sống người dân hết sức hoảng loạn. Lòng sục sôi căm thù, tuổi 15, bà Mão tham gia vào Đội thiếu niên An ninh mật Hà Xá và làm đội trưởng.
Ngày đó, bà Mão cùng các thành viên trong đội có nhiệm vụ, liên lạc nắm tình hình địch, luồn sâu vào căn cứ địch vẽ sơ đồ doanh trại, hầm hào rồi lên rừng báo cho cơ sở. Lúc bà cải trang thành đứa trẻ chăn trâu, bí mật chuyển vũ khí, thuốc men vào căn cứ cách mạng, lúc lại hóa thân thành người bán hàng rong trà trộn vào lòng địch cài bom hẹn giờ đánh xe, tiêu diệt địch…
“Lợi dụng quân địch xuống xe mua hàng, tôi lén ném quả bom vào xe. Xe cứ thế mà bốc cháy. Rồi cài bom hẹn giờ ở kho xăng ngụy ái Tử - nơi cung ứng xăng chủ yếu cho máy bay địch ở Quảng Trị, thấy xăng chảy lênh láng, ngụy lồng lên tức tối nhưng cũng không làm gì được”, bà nhớ lại.
Đội thiếu niên mật Hà Xá ngày càng trưởng thành với những chiến công vang dội: Đánh cháy 4 xe cơ giới của địch, tiêu diệt nhiều tên địch, riêng bà tự tay làm nổ hai xe. Năm 18 tuổi, bà vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng và là Bí thư chi Bộ xã Triệu Ái.
Năm 1969, nghe tin Bác Hồ mất, bà nảy ra ý kiến phải tổ chức lễ truy điệu Bác ngay trong thôn Hà Xá, nơi căn cứ địch chiếm đóng để bắt bọn ngụy quân cùng làm lễ. Để dụ địch, bà cùng các cán bộ trong đội lợi dụng lễ cầu an rằm tháng 8 (lễ tế Thành hoàng của làng). Buổi lễ diễn ra trang nghiêm và đông đủ người dân trong thôn, xã. Ngụy quyền cũng được mời đến rất đông.
Với vai trò Bí thư chi Bộ xã, chính bà là người đứng lên tuyên bố buổi lễ nhưng ông Hà Tồ, một cụ cao niên cảm mến cách mạng trong làng giành lấy nhiệm vụ ấy, bởi theo cụ nói: “Nếu có gì bất trắc, còn Mão lãnh đạo phong trào, đối phó địch”. Nghe có lý, bà nhường lại cho cụ.
Đúng giây phút thiêng liêng, sau khi khấn vái, tất cả mọi người đều đứng dậy chỉnh tề chuẩn bị làm lễ. Bất ngờ, ông Hà Tồ dõng dạc: “Để tưởng nhớ công ơn Bác Hồ vĩ đại, một phút mặc niệm bắt đầu”. Dân làng cúi đầu tưởng niệm, thì tất cả ngụy quân ngụy quyền lúc ấy cũng bắt buộc phải cúi đầu mà làm lễ, chúng không thể không theo. Bị lừa một cú đau đớn, chúng lồng lộn tức tối. Qua những tên chiêu hồi, chúng thanh lọc và bắt hết những người lãnh đạo hôm ấy, trong đó có bà Mão. Bà bị tra tấn hết sức dã man nhưng vẫn kiên quyết không khai. Sau đó, bà bị giam 1 năm ở nhà tù Lao Xá (nay là Thành cổ Quảng Trị).
“Lợi dụng quân địch xuống xe mua hàng, tôi lén ném quả bom vào xe. Xe cứ thế mà bốc cháy. Rồi cài bom hẹn giờ ở kho xăng ngụy ái Tử - nơi cung ứng xăng chủ yếu cho máy bay địch ở Quảng Trị, thấy xăng chảy lênh láng, ngụy lồng lên tức tối nhưng cũng không làm gì được”, bà nhớ lại.
Đội thiếu niên mật Hà Xá ngày càng trưởng thành với những chiến công vang dội: Đánh cháy 4 xe cơ giới của địch, tiêu diệt nhiều tên địch, riêng bà tự tay làm nổ hai xe. Năm 18 tuổi, bà vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng và là Bí thư chi Bộ xã Triệu Ái.
Năm 1969, nghe tin Bác Hồ mất, bà nảy ra ý kiến phải tổ chức lễ truy điệu Bác ngay trong thôn Hà Xá, nơi căn cứ địch chiếm đóng để bắt bọn ngụy quân cùng làm lễ. Để dụ địch, bà cùng các cán bộ trong đội lợi dụng lễ cầu an rằm tháng 8 (lễ tế Thành hoàng của làng). Buổi lễ diễn ra trang nghiêm và đông đủ người dân trong thôn, xã. Ngụy quyền cũng được mời đến rất đông.
Với vai trò Bí thư chi Bộ xã, chính bà là người đứng lên tuyên bố buổi lễ nhưng ông Hà Tồ, một cụ cao niên cảm mến cách mạng trong làng giành lấy nhiệm vụ ấy, bởi theo cụ nói: “Nếu có gì bất trắc, còn Mão lãnh đạo phong trào, đối phó địch”. Nghe có lý, bà nhường lại cho cụ.
Đúng giây phút thiêng liêng, sau khi khấn vái, tất cả mọi người đều đứng dậy chỉnh tề chuẩn bị làm lễ. Bất ngờ, ông Hà Tồ dõng dạc: “Để tưởng nhớ công ơn Bác Hồ vĩ đại, một phút mặc niệm bắt đầu”. Dân làng cúi đầu tưởng niệm, thì tất cả ngụy quân ngụy quyền lúc ấy cũng bắt buộc phải cúi đầu mà làm lễ, chúng không thể không theo. Bị lừa một cú đau đớn, chúng lồng lộn tức tối. Qua những tên chiêu hồi, chúng thanh lọc và bắt hết những người lãnh đạo hôm ấy, trong đó có bà Mão. Bà bị tra tấn hết sức dã man nhưng vẫn kiên quyết không khai. Sau đó, bà bị giam 1 năm ở nhà tù Lao Xá (nay là Thành cổ Quảng Trị).
.
http://vtc.vn/394-486132/phong-su-kham-pha/thieu-nu-am-sat-nguyen-van-thieu-bay-gio-ra-sao.htm
No comments:
Post a Comment