Thursday, May 1, 2014

Nguyễn Văn Thiệu - Sự Thật về 16 Tấn Vàng và "Đề tài không dứt".

Tất cả tài liệu liên quan tới "16 Tấn Vàng". Cố tống thống "Có mang theo, hay không mang theo"? ai lấy? ai giữ? Và chuyến "Ra Đi" của ông Thiệu "Người nói vầy, nguời nói khác", "Có phạm luật hay không phạm luật"?  "Ra đi với ai"? "Ra Đi như thế nào"?  Tôi sưu tầm mang về trong trang này, quý vị tùy nghi tham khảo hay xử dụng. Nguồn sưu tầm và tên tác giả đều ghi rõ bên dưới mỗi bài viết. Tuy không nhiều bài lắm nhưng thiết nghĩ cũng có thể cho quý vị độc giả đủ khái niệm  về sự thật. (Nếu sau này tôi có tìm đưọc thêm thì sẽ mang về cập nhật) 
____________________

Câu chuyện 16 tấn vàng năm xưa cho đến nay vẫn còn thắc mắc trong lòng nhiều người, mặc dù chính bản thân ông Thiệu đã đứng ra trả lời rất rõ ràng. 

Có cả "nhân chứng sống", ông  Huỳnh Bửu Sơn, Người giữ chìa khóa kho vàng trả lời phỏng vấn RFI VỀ 16 Tấn vàng "Không Phải" ông Thiệu mang đi như Cộng Sản Việtnam "Phao Tin" một thời, mà "Đã bàn giao cho chính quyền cộng sản".

"Tất cả các báo chính thức ở Hà Nội hồi đó đều trích đăng cuốn sách của Frank Snepp, đoạn nói về việc ông Thiệu chở tài sản quốc gia trong đó có hơn 10 tấn vàng trong ngân khố ra khỏi nước, và ai cũng đinh ninh là chuyện này là có thật.



Ở hải ngoại nhiều bài viết cho đến nay vẫn đinh ninh chuyện ông Thiệu mang đi 16 tấn vàng là có thật, lên án ông rất nặng nề là trong tình hình cực kỳ khẩn trương ông đã chỉ lo vun vén cho cá nhân, lo chiếm đoạt tài sản công thành của riêng một cách tồi tệ.



Về phía chính quyền độc đảng ở trong nước, họ vẫn cố tình duy trì một tình hình ỡm ờ úp úp mở mở, không rõ ràng minh bạch về hơn 16 tấn vàng trong ngân khố Sài Gòn hồi ấy, với ý định không sạch sẽ là để cho mọi người hiểu lầm về chuyện này." (Cựu Đại Tá Quân đội Nhân dân VN BÙI TÍN )






Xem Video



Đây là lời của "Nhân Chứng Sống" người đã thi hành bàn giao số vàng cho phía cộng sản Vietnam trả lời đài Á Châu Tự Do (RFA)




Phỏng vấn - Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu (full)

________________________

(Trích)....  "Vào thời điểm 1975 Ông Nguyễn Văn Hảo nguyên Thống đốc ngân hàng và Phó thủ tướng Việt Nam Cộng Hoà, Ông là người quyết định giữ lại 16 tấn vàng và bàn giao cho bộ đội CSVN, sau đó Lê Duẫn đã ra lệnh di chuyển số vàng đó sang Nga và ông bảo rằng trả nợ cho Nga, nhưng trên thực tế Lê Duẫn đã đưa vào một trương mục ngân hàng và để tên cho Con là Lê Kiên Thành, sau nầy Lê Kiên Thành đã bán số vàng nầy kinh doanh tại Nga sau đó đem về Việt Nam mở ngân hàng Techcombank….” Nhà nước Hà Nội vẫn im lặng trước câu hỏi này. (vietinfo.eu)....  (Ngưng trích) 

____________________________________

Đây là bài viết mới nhất theo Vietnam.net

Bí mật 18 tấn vàng của Nguyễn Văn Thiệu khi rời Sài Gòn?

Ngày 25.4.1975, đại sứ Martin điện cho Kissinger báo rằng đã nghĩ ra cách đưa Thiệu và Khiêm rời khỏi miền Nam bí mật. Martin giao cho tướng Timmes tổ chức cuộc ra đi. Chuyến bay của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu mang số 231 đi Đài Loan vào lúc 9 giờ 20 đã mang theo 18 tấn vàng của ngân khố Sài Gòn?...
Không khí tại Dinh Hoa Lan rộn rịp lên sau tuyên bố từ chức của ông Thiệu.
Cựu trung tướng Trần Văn Đôn, nghị sĩ quốc hội, thất bại trong việc toan tính tự giới thiệu mình với Pháp như một ứng cử viên thay Thiệu, giờ chót quyết định ủng hộ người bạn xưa của ông là cựu trung tướng Dương Văn Minh. 
Tướng Đôn trước đây hầu như không thấy xuất hiện ở Dinh Hoa Lan, bây giờ vô ra thường xuyên. Tuy Dương Văn Minh và Trần Văn Đôn cùng tham gia cuộc lật đổ hai anh em Diệm – Nhu và đều xuất thân là những sĩ quan quân đội Pháp nhưng ngoài đời hai người rất ít quan hệ với nhau vì tánh tình rất khác nhau.
Ông Minh thích thể thao từ nhỏ, đã từng là thủ môn của đội bóng Thủ Dầu Một những năm 40, một đấu thủ quần vợt có hạng và mãi sau này ông vẫn cầm vợt ra sân tuần ba buổi tại câu lạc bộ CSS. Khác với phần đông các tướng lãnh Sài Gòn đều mê gái, ông Minh có một cuộc sống gia đình rất gương mẫu. 
Tướng Đôn ngược hẳn: ông như nhân vật Don Juan, các phụ nữ đẹp trong giới thượng lưu Sài Gòn khó thoát khỏi tay ông nếu lọt vào tầm ngắm của ông. Dù không hợp nhau nhưng Minh và Đôn vẫn tôn trọng nhau.
Người ta cũng thường thấy xuất hiện một số tướng về hưu như trung tướng Nguyễn Hữu Có, chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh… Thẳng thắn mà nói số tướng tá chung quanh ông Minh lúc này không có nhiều và cũng ít có gương mặt nổi bật. Các tướng tá đương quyền, thuộc thế hệ sau, đều phò Thiệu hoặc Kỳ. 
Nếu xảy ra một cuộc đối đầu quyền lực với Nguyễn Cao Kỳ, chắc chắn nhóm ông Minh sẽ gặp khó khăn. Lực lượng của ông Minh quá mỏng. Do lâu ngày tách khỏi quân đội, ông Minh không còn tay chân thân tình của mình trong hàng tướng tá. 
Trong các buổi họp hàng tuần của nhóm ông Minh chỉ thấy có mặt hai nhân vật quân sự thuộc thế hệ đã qua: đó là cựu trung tướng Mai Hữu Xuân và cựu trung tướng Lê Văn Nghiêm, đều không còn ảnh hưởng trong quân đội.
Khi nhân vật tình báo Mỹ Charles Timmes gián tiếp nói cho Kỳ biết đại sứ Mỹ Martin ủng hộ giải pháp Dương Văn Minh và không ủng hộ cá nhân ông, Kỳ không giấu giếm lập trường của ông là sẽ chống ông Minh không khác chống cộng sản. Tướng không quân Nguyễn Cao Kỳ vẫn nuôi tham vọng trở lại chính trường. 
Ngay sau khi Thiệu ra lệnh rút khỏi Ban Mê Thuột, từ Khánh Dương trên Cao Nguyên – nơi ông có một nông trại – Kỳ đáp máy bay trực thăng về Sài Gòn nhờ tướng Cao Văn Viên, đang là tổng tham mưu trưởng, thuyết phục Thiệu giao quân cho Kỳ đi ngăn chặn sự tiến quân của quân giải phóng và bảo vệ Sài Gòn. Trong hồi ký của mình (“Buddha’s Child”), Kỳ kể đã gặp Cao Văn Viên.
Kỳ hỏi” “Tình hình Ban Mê Thuột thế nào rồi?”.
Viên đáp: “Rất khó khăn. Chúng ta không có thừa quân vì phải bảo vệ Sài Gòn”.
Kỳ: “Tôi không cần nhiều quân. Cho tôi vài tiểu đoàn thủy quân lục chiến hoặc dù, và chừng 20 đến 25 chiến xa, tôi sẽ tìm cách phá vỡ sự bao vây. Tôi sẽ trực diện với quân địch và chiến đấu”.
Dừng một lúc, Kỳ hỏi Viên: “Anh có nghĩ là tôi sẽ thành công?”
Viên trả lời: “Nếu anh chỉ huy lực lượng đó, tôi nghĩ là thành công”.
Kỳ: “Vậy thì hãy để tôi hành động”.
Viên: “Đáng tiếc tôi không ở vào vị trí có thể lấy một quyết định như thế. Quyết định này thuộc thẩm quyền của tổng thống Thiệu”.
Kỳ: “ Ô kê, hãy gọi cho Thiệu, báo cho ông ta tôi đang ở đây và nói với ông ta biết đề nghị của tôi…”
Viên gọi điện cho Thiệu, nhưng tổng tham mưu trưởng không nói chuyện được với vị tổng chỉ huy của mình. Thông qua một tùy viên của Thiệu, Viên để lại một báo cáo. Nhưng sau đó, viên trợ lý này gọi lại tướng Viên và cho biết:
“Tổng thống cảm ơn tướng Kỳ rất nhiều về đề nghị của ông nhưng tổng thống cần có thời gian để suy nghĩ về đề nghị của ông”.
27 năm có đủ lâu để suy nghĩ cho một quyết định như thế? Tôi vẫn chờ câu trả lời của Thiệu. Có lẽ  ông ta sợ tôi sẽ làm gì đó tại Sài Gòn với đơn vị xe tăng hơn là sợ đối phương có thể làm gì với quốc gia”.
Thật sự đây chỉ là canh bạc xì phé mà Kỳ tung ra với Thiệu. Cả Cao Văn Viên và Nguyễn Văn Thiệu không ai tin rằng Kỳ sẽ cầm quân ra mặt trận vào lúc đó và sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ cái ghế tổng thống của Thiệu. 
Điều mà cả hai nghĩ là có quân trong tay Kỳ sẽ tính tới lật đổ Thiệu và giành lấy quyền bính mà ông ta đã để lọt ra khỏi tay hồi năm 1967. Tự cho mình quá hiểu Kỳ, Thiệu đương nhiên gạt qua một bên “đề nghị viển vông” ấy.
Vào lúc CIA có  ý định lật đổ Thiệu, ông Kỳ lại được nhà báo Mỹ Robert Shaplen của báo New Yorker tích cực vận động để quay trở lại chính quyền. Từ đầu Shaplen luôn ủng hộ Kỳ. Shaplen có ảnh hưởng khá lớn đối với tòa đại sứ Mỹ, nhưng cuộc vận động này bất thành. Nếu quân giải phóng chưa vào Sài Gòn ngày 30-4-1975, chắc chắn Kỳ cũng sẽ tìm cách đảo chính ông Minh.
Ngày 25-4-1975, ông Thiệu rời Sài Gòn một cách bí mật; địa chỉ đến là Đài Loan. Trước đó, quyền tổng thống Trần Văn Hương thúc hối đại sứ Martin phải áp lực để ông Thiệu rời Việt Nam sớm bởi “sự hiện diện của ông Thiệu gây khó khăn cho ông”! 
Từ ngày 21-4 sau khi tuyên bố từ chức, ông Thiệu và gia đình vẫn ở trong Dinh Độc Lập. Ông Thiệu rời Dinh Độc Lập vào lúc 7 giờ 30 tối. Cùng đi với ông Thiệu có tướng Trần Thiện Khiêm, cựu thủ tướng và là người bạn thân của Thiệu. 
Bà Thiệu và bà Khiêm đã rời Sài Gòn trước đó vài ngày. Bà Khiêm mang theo cả người giúp việc. Theo sự tố giác của linh mục Đinh Bình Định, người rất gần gũi với linh mục Trần Hữu Thanh, thì trong quân đội vào đầu tháng 3 có nhen nhúm một kế hoạch kết hợp Thiệu và Khiêm thành một liên danh tranh cử tổng thống nhiệm kỳ 3 vào cuối năm 1975, nếu chế độ Sài Gòn còn kéo dài. Chính Thiệu cũng từng tiết lộ kế hoạch này với đại sứ Martin và cho rằng nếu ông làm tổng thống một nhiệm kỳ nữa thì ông sẽ có điều kiện mở rộng dân chủ!
Chi tiết về cuộc “trốn chạy” của ông Thiệu – vâng phải gọi đó là cuộc trốn chạy – được các tài liệu CIA sau này tiết lộ như sau:
Ngày 25-4-1975, đại sứ Martin điện cho Kissinger báo rằng ông ta đã nghĩ ra cách đưa Thiệu và Khiêm rời khỏi miền Nam một cách bí mật. Martin giao cho tướng Mỹ Timmes tổ chức cuộc ra đi của Thiệu.
Timmes điện cho Thiệu và cho biết ông ta có thể dùng một chiếc trực thăng để  đưa Thiệu từ Dinh Độc Lập đến phi trường Tân Sơn Nhất. Nhưng ông Thiệu trả lời rằng ông ta muốn đi bằng ô tô để ghé tổng tham mưu trước và “uống một ly rượu với 22 tướng tá” đến chào từ biệt ông ta tại đây. 
Hình như nơi Thiệu và Khiêm ghé lại là nhà riêng của ông Khiêm. Từ tổng tham mưu, Chính nhân viên CIA Frank Snepp và tướng Timmes đưa Thiệu và Khiêm vào sân bay. Timmes giới thiệu Snepp với Thiệu: “Đây là một chuyên viên phân tích cừ khôi của tòa đại sứ, hơn nữa anh còn là một tài xế đẳng cấp”. 
Khi ô tô  đi vào sân bay quân sự Tân Sơn Nhất, Timmes khuyên ông Thiệu cúi người xuống “ như thế an toàn cho tổng thống”. Timmes sợ lính gác nhận ra tổng thống của họ chạy ra nước ngoài và biết đâu sẽ manh động. Timmes hỏi bà Thiệu và con gái, ông Thiệu trả lời: “Họ đang shopping ở Lon Don mua đồ cổ". 
Đại sứ Martin đứng chờ sẵn ông Thiệu bên cạnh chiếc máy bay C-118. Trước khi lên máy bay ông Thiệu vỗ vai cảm ơn Frank Snepp. Trong bài viết riêng của mình liên quan đến giây phút này  trong quyển “The VietNam War rememberd from all sides” của Christain G. Appy, Frank Snepp có kể rằng ông Thiệu bắt tay Sneep và nói  “tiếng Anh bằng giọng Pháp” với Snepp rằng: “Cảm ơn, cảm ơn tất cả mọi chuyện”. 
Nhưng sau đó Snepp lại tự hỏi ông Thiệu cảm ơn chuyện gì? “Tôi nghĩ chúng ta (tức người Mỹ) đã mất 58.000 thanh niên tại đây – ông Thiệu cảm ơn chuyện đó? Hay đơn giản cảm ơn vì bản thân mình chuồn đi được?” Đại sứ Martin theo Thiệu vào tận bên trong máy bay. 
Ông ta nói với Thiệu “Chúc may mắn” rồi mới bước xuống lên ô tô của mình. Chuyến bay của Thiệu mang số 231 đi Đài Loan vào lúc 9 giờ 20. Có tin đồn Thiệu mang theo 16 tấn vàng của ngân khố Sài Gòn. Thật sự số vàng ấy vẫn ở lại miền Nam. Nhưng theo Kỳ thì “ Thiệu mang theo 17 tấn hành lý và nhiều triệu đô la tiền mặt. Ông ta không cần chuồn với số vàng của ngân khố quốc gia”.
Dân Sài Gòn dửng dưng (và không ngạc nhiên) khi hay tin sự “trốn chạy” của Thiệu ra nước ngoài. Họ không ngạc nhiên vì Nam Việt Nam đã từng chứng kiến không biết bao nhiêu những cuộc đào tẩu như thế của những kẻ một thời lãnh đạo Miền Nam. 
Trường hợp của ông Thiệu cũng thế thôi, nằm trong sự dự đoán trước của nhiều người. Trung tá phi công Minh, bạn học của Hoàng Đức Nhã ở Lycee Yersin Đà Lạt, được Nhã kéo về chỉ huy đội bay trực thăng riêng của tổng thống Thiệu trong nhiều năm, gặp tôi ở Dinh Độc Lập tối 29-4-1975 đã bày tỏ sự bất mãn của anh với cách cư xử của Thiệu đối với những người đã từng là thân tín của ông ta.
Lý Quí Chung (1940-2005), bút danh Chánh Trinh, là một nhà báo, và cũng là một dân biểu và nghị sĩ đối lập dưới thời chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Ông từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin trong chính phủ tồn tại 2 ngày của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa cuối cùng Dương Văn Minh. Ông là một nhân vật có điều kiện nhìn sâu vào bên trong bộ máy chính quyền Sài Gòn. Từ góc nhìn của ông, người đọc có thể thấy những sự kiện, biến động chính trị - xã hội, cũng như một số góc khuất trong chính trường Sài Gòn từ 1965 đến 1975.
Ông mất ngày 3.3.2005 tại Sài Gòn.
__________________________________________

16 tấn vàng Lê Duẩn chở sang Nga?

Cập nhật lúc 04-05-2013 12:29:27 (GMT+1) (
Nguồn: Mường Giang/Aulacviet 
Sưu tầm từ VietInfo

Câu hỏi không có lời đáp thỉnh thoảng lại nêu ra: 16 tấn vàng của nhà nước VNCH để lại năm 1975 đã bị chở đi đâu, dùng làm gì? Tuần này, Quan Làm Báo, một trang blog được suy đoán là phe của ông Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang, có bài “Bóng Ma lãnh tụ“ đã viết: “… Vào thời điểm 1975 Ông Nguyễn Văn Hảo nguyên Thống đốc ngân hàng và Phó thủ tướng Việt Nam Cộng Hoà, Ông là người quyết định giữ lại 16 tấn vàng và bàn giao cho bộ đội CSVN, sau đó Lê Duẫn đã ra lệnh di chuyển số vàng đó sang Nga và ông bảo rằng trả nợ cho Nga, nhưng trên thực tế Lê Duẫn đã đưa vào một trương mục ngân hàng và để tên cho Con là Lê Kiên Thành, sau nầy Lê Kiên Thành đã bán số vàng nầy kinh doanh tại Nga sau đó đem về Việt Nam mở ngân hàng Techcombank….” Nhà nước Hà Nội vẫn im lặng trước câu hỏi này. 

PHẢI TRẢ LẠI SỰ THẬT LỊCH SỬ CHO VNCH QUA VIỆC 16 TẤN VÀNG Y CỦA NGÂN HÀNG QUỐC GIA ÐÃ BỊ CS HÀ NỘI CƯỚP VÀO NGÀY 1-5-1975 

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã vĩnh viễn ra đi nhưng ý chí chống cộng quyết liệt của Ông, đã nổi bật trong những năm đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Quốc Gia (6/1965 -4/1975) và đã chứng minh qua câu nói hùng hồn, bất hủ ‘Ðừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm ‘ Nhưng nhức nhối nhất vẫn là câu nói ‘Còn đất nước thì còn tất cả’ .

 Thật vậy từ ngày VNCH bị sụp đổ vào trưa 30-4-1975, người miền Nam VN đã mất hết theo vận mệnh của đất nước từ tài sản, mạng sống kể cả cái quyền ‘biểu tình chống chính quyền‘..mà Hiến Pháp VNCH có qui định. Tổng thống Ngô Ðình Diệm có công giữ vững VNCH trong chín năm và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là người đã tiếp tục lèo lái con thuyền Quốc-Gia, chiến đấu trong điều kiện vô cùng khó khăn, dầu sôi lửa bỏng trước áp lực bành trướng của cộng sản quốc tế, trong lúc đồng minh Hoa Kỳ lúc đó, không bao giờ có thực tâm yểm trợ hữu hiệu cho QLVNCH. Nhưng với quyết tâm của TT.Thiệu, chính phủ và toàn dân, cũng như sự chiến đấu anh dũng của quân lực Miền Nam. Nhờ vậy VNCH mới tồn tại được cho tới ngày 30-4-1975. (

Và bây giờ dù ai có thương ghét, hoan hô hay đả đảo, thì cựu Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu cũng đã trở thành người thiên cổ vào ngày 29-9-2001, tại Boston tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ hưởng thọ 78 tuổi. Ông mất để tự mình chấm dứt những oan khiên, lụy phiền chồng chất. Tất cả đều là hậu quả tất yếu của mười năm làm người lãnh đạo VNCH, chống lại cuộc xâm lăng của cộng sản Bắc Việt và bọn Việt Gian tay sai nằm vùng tại hậu phương. 

Ðây là một cuộc chiến bi thảm nhất của dân tộc VN, vì phải đương đầu với toàn khối cộng sản quốc tế, được tiếp tay công khai, bởi một số ít người, luôn được ưu tiên trong xã hội miền Nam lúc đó, suốt cuộc chiến. Chúng là thành phần ngụy hòa của VNCH, gồm đám quan quyền đa số xuất thân từ lính Tây, bị thất sũng, hay vẫn đang tại chức nhưng bất mãn vì túi tham chưa đầy. Bên cạnh đó là một bọn người vong ơn bạc nghĩa, tất cả mang mặt nạ trí thức khoa bảng nhưng trái tim và cõi hồn thì bần tiện ích kỷ. Nhưng trên hết vẫn là nỗi buồn nhược tiểu VN, trước thái độ và hành động kiêu căng của đồng minh Hoa Kỳ, luôn ỷ vào đồng đô la viện trợ, bắt buộc VNCH phải phục tùng, rồi cuối cùng vì quyền lợi riêng tư, mà trơ trẽn bán đứng bạn bè cho cộng sản Bắc Việt vào ngày 30-4-1975. 

Công hay tội của những người có liên hệ tới vận mệnh Quốc Gia Dân Tộc, hiện nay có ai dám vỗ ngực nói là mình có đủ tư cách để phê phán, khen chê? tuy rằng ai cũng cho là mình có quyền nói lên sự thật, dù chỉ nghe lóm, nghe kể hay mao tôn cương sự kiện theo báo chí một chiều. Ngày nay, lịch sử hầu như đã được bật mí, nên tất cả những uẩn khúc của nhân loại đã được phơi bầy ra ánh sáng và ai cũng được đọc, biết hay nghe người khác kể. Thôi thì tất cả hãy dành cho lịch sử mai này quyết định, trong đó chắc sẽ không chừa ai, mà có luôn mấy kẻ tư cách chẳng ra gì, thế nhưng lúc nào cũng đạo đức giả. Ngoài ra còn có cả bia đá và bia miệng, cũng là một phần của lịch sử, xưa nay không hề biết thiên vị ai, dù đó là vua chúa, sử gia hay kẻ hèn nghèo trong xã hội.

 Vì lịch sử không bao giờ tự bẻ cong ngòi bút và chạy theo đuôi phường mạnh, để phê phán hàm hồ. Bởi vậy mới có những câu chuyện sử về Hồ Quý Ly, Mạc Ðăng Dung.. và gần đây là Hồ Chí Minh, Phạm Văn Ðồng, Lê Khả Phiêu, Lê Ðức Anh, Ðổ Mười, Nông Ðức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng.. cùng với bè nhóm trên dưới của đảng cộng sản, đang chờ ngày đền tội trước sự quật khởi của đồng bào VN trong và ngoài nước. . khi đảng CSVN ngày nay đã công khai bán nước cho Tàu Ðỏ, cướp bốc giết hại đồng bào và chà đạp nhân quyền, tự do tôn giáo của dân tộc mà rùng rợn nhất là sự kiện quyết tâm hủy hoại Phật Giáo VNTN, Cao Ðài, Hòa Hảo và Thiên Chúa Giáo. 

Bỗng dưng cảm thấy nghẹn ngào, khi nghĩ tới số phận hẳm hiu của những vị lãnh đạo quốc gia cận đại, từ Cựu Hoàng Bảo Ðại, cố Tổng thống Ngô Ðình Diệm, Trần văn Hương.. nay tới phiên cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Tất cả gần như không được ngủ yên nơi chín suối, chẳng những từ bộ máy tuyên truyền của kẻ thù cộng sản, mà tàn nhẫn hơn là do chính miệng của những người thường mệnh danh là sử gia, thật sư chỉ là những thợ viết không tim óc, thường mượn sự tự do quá trớn để trả thù đời, sau khi đất nước trải qua một cuộc bể dâu tận tuyệt, ông xuống hàng chó và sâu bo côn trùng thành người viết văn viết sử hay lãnh đạo chính trị ba làng, nổi danh nhờ bè nhóm bợ lưng trét phấn hằng ngày trên báo.Ba mươi bốn năm Việt Nam sống ngoi ngóp trong thiên đàng xã nghĩa, mới thật thấm thía và ý nghĩa biết bao về câu nói của người xưa, nay vẫn còn văng vẳng bên tai, hiển hiện trong mắt.. Tóm lại điều quan trọng của chúng ta hôm nay, nhất là những sử gia hiện đại, có dám bắt chước Tư Mã Thiên hay ít nhất như Phạm Văn Sơn, Tạ Chí Ðại Trường, Nguyễn Ðức Phương, Phạm Phong Dinh, Trần Gia Phụng hay ít nhất như Tú Rua, Duyên Anh năm nào, đã gục chết trước bạo lực, khủng bố , vì dám đối diện với sự thật, để nói lên những điều tai nghe mắt thấy , qua sự hiểu biết của mình, bằng lương tri và trái tim nhân bản VN. 

Những tên ngụy văn, ngụy sử, nguỵ quân tử và ngụy sĩ quan công chức VNCH của một thời hỗn mang điên loạn , giờ đã không còn thời cơ lên chức trời, để lấy giấy gói lửa hay dùng tay che mặt trời. Bởi vì hiện nay, gần như tất cả các văn khố trên thế giới, kể cả Nga Sô-Trung Cộng.. cũng đang lần hồi bạch hóa nhiều tài liệu lịch sử, có liên quan tới chiến cuộc Ðông Ðương, Ðảng và các nhân vật cộng sản quốc tế VN liên hệ, trong đó có chân tướng Hồ Chí Minh mà thời gian qua nhiều trí thức trong nước, dù đang bị VC kềm kẹp kê súng vào đầu hay bịt miệng. Thế nhưng họ vẫn hiên ngang lột trần sự thật về cái gọi là ‘ huyền thoại Hồ Chí Minh ‘qua những câu chuyện thật khiến cho ai cũng ghê tởm và mở mắt. Ðất nước hiện nay đang ngả nghiêng trong bão tố vì sự xâm lăng không tiếng súng của kẻ thù truyền kiếp Trung Cộng. 

Ðảng và các chóp bu cộng sản VN, qua Ðỗ Mười, Lê Ðức Anh, Nông Ðức Mạnh, Trần Ðức Lương, Phan Văn Khải, Nguyễn Khoa Ðiềm, Nguyễn Minh Triết, Lê Khả Phiêu, Nguyễn tấn Dũng…. đang theo gót đàn anh thuở trước dâng đất, bán biển, đem tài nguyên của dân tộc cống hiến cho ngoại bang, vinh thân phì gia và tìm một chỗ dựa để kéo dài quyền lực, được xây dựng trên núi xương sông máu VN, suốt bảy mươi lăm năm qua.Nhưng thời cơ đã thay đổi rồi, vận mệnh của đất nước sớm muộn gì cũng do toàn dân định đoạt mà tiêu biểu là cuộc xuống đường của người dân cả nước liên tục ngày qua ngày đòi Hà Nội phải trả lại đất đai tài sản và quyền làm người VN đã bị đảng VC cưỡng đoạt. 

Máu và nước mắt đồng bào đã đổ tại Tòa Khâm Sứ và Ấp Thái Hà Hà Nội cũng như qua các cuộc phản kháng chống VC bán nước cho Tàu Ðỏ khắp nơi. Ðó là sự báo hiệu ngày tàn của đảng cướp cho dù chúng có ba hoa trên báo chí quốc doanh hay đưa bộ máy công an ra kềm kệp hù dọa, thì kết cuộc sụp đổ của chế độ ‘ cướp cạn ‘ cũng không thay đổi dù sớm hay muộn. Nên những câu chuyện ba xạo, mà đài VC hải ngoại BBC tại Luân Ðôn vừa mới phổ biến, có liên quan tới Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiêu trước và sau 1975, cho dù nói là của Văn khố Vương quốc Anh, thì cũng chẳng có ai tin, vì tất cả những gì về Cuộc chiến Ðông Dương lần 2 (1960-1975), do bọn trí thức Tây phương-Hoa Kỳ dàn dựng

Ngày nay, đều dựa theo các tài liệu tuyên truyền của VC.TỔNG THỐNG THIỆU : VỤ 16 TẤN VÀNG VÀ SỰ TỪ CHỨC RA KHỎI NƯỚC Sau ngày 30-4-1975, qua phút huy hoàng ngắn ngủi cũng là thời gian mặt nạ những kẻ nằm vùng, đâm sau lưng người lính VNCH được lột, kết thúc vai trò làm hề của trí thức miền Nam.

Từ đó, tất cả đều nếm chung niềm tân khổ, nhưng người dân và lính chỉ hận hờn vì đầy đoạ, trái lại người trí thức phản bội năm nào, mới là thành phần bị thiệt thòi nhất., vì vừa bị mất hết những đặc quyền đặc lợi mà chế độ cũ dành cho lớp người khoa bảng, luôn được ngồi trên đầu dân đen miền Nam, lại phải mang thêm sự bóp nát lương tâm vì hối hận và trên hết đã thấu rõ nguyên tắc của xã nghĩa :’ TRÍ THỨC THUA CỤC PHÂN VÌ VÔ DỤNG VÀ PHẢN TRẮC LẬT LỌNG. 

Nhưng người trong nước thì an lòng chịu đựng, ngược lại có một số loạn thần nhanh chân chui được vào lòng máy bay Mỹ, chạy ra hải ngoại lúc đó, hay mới đây qua các diện vượt biên, đoàn tụ, tù nhân chính trị.. vẫn tiếp tục to miệng làm hề, dù rằng nay đã biển dâu, ông bà sư cố.. cũng y chang xếp hàng như me Mỹ, Ba Tàu Chợ Lớn và bần dân xóm biển. Màn chửi rủa, đổ tội, vu khống Miền Nam vì tham nhũng bất tài nên thua VC.. được chấm dứt, khi thành đồng tổ phu Mac Lê, tan hoang, sụp nát vào năm 1990, chẳng những ở Ðông Âu, khắp năm châu , mà còn ngay tại Tổng Ðàn Nga Sô Viết. Cũng từ đó, xã nghĩa thiên đàng thu gọn tại Tàu Cộng, Viêt Cộng, Hàn Cộng và Cu Ba.

 Rồi các dĩnh cao tại Bắc Bộ Phủ vì cái ăn bản thân cùng sự sống của đảng, đã muối mặt, mở cửa đổi mới, trải thảm đỏ, lạy mời những kẻ thù năm nao như Mỹ, Pháp, Nhật, Nam Hàn, Ðài Loan.. kể cả Liên Xô, Âu Châu.. vào , để cùng nhau hợp sức, kết đoàn, làm nhanh sự sụp đổ của một quốc gia mang tên VN, từng liệt oanh lừng lẫy dưới trời Ðông Nam Á. Cũng nhờ mở cửa, những tin tức bán nước hại dân và đại họa tham nhũng cả nước, từ lớn tới bé của Cộng Ðảng.. bị quốc dân phanh phui, tràn lan khắp chân trời góc biển và ngay trên mạng truyền thống quốc tế từng giờ, đã khóa kín những cái miệng thúi của bọn trí thức bợ bưng VC, vẫn còn lẫn quẫn trong tập thể người Việt hải ngoại, đợi dịp và cơ hội đâm sau lưng đồng bào, như chúng từng làm khi còn sống tại VNCH, trong cảnh no cơm ấm cật, ai chết mặc bay, vô luân vô tích sự. 

Theo tin của Nguyễn Hữu từ Paris được đăng trên tờ Việt Nam Hải Ngoại, số 132 ngày 31-1-1983, thì Nguyễn Văn Hảo, nguyên phó thủ tướng dưới triều hoàng đế Dương văn Minh hai ngày, nhờ bảo vệ được ‘ 16 Tấn Vàng, tài sản của quốc dân Miền Nam’, để dâng cho tập đoàn Lê Duẩn, Lê Ðức Thọ, Phạm văn Ðồng.. ngay khi chúng vào được Sài Gòn, buổi trưa ngày 30-4-1975. 

Theo nguồn tin từ các hàng thần VC, ngay khi vào Sài Gòn, thì 16 tấn vàng trên, cùng tiền vàng ngân phiếu chứng khoáng của VNCH được lệnh kiểm kê ngay và được Duẩn-Thọ, dùng máy bay chở về dấu tại Côn Sơn-Hải Dương. Sau đó đảng nhóm, tự chia chác ăn xài. Cũng nhờ công lao hãn mã trên, nên Hảo Tiến Sĩ, được VC cho xuất ngoại công khai sang Pháp.

 Tại Ba Lê, Y ngự trong một khách sạn sang đẹp , mà chủ nhân cũng là chủ của Nhà Hàng Ðồng Khánh tại Chợ Lớn năm nào.Sự việc Nguyễn Văn Hảo xuất ngoại bằng thông hành chính thức và liên hệ thường trực với tòa đại sứ VC tại Pháp, cho thấy Y ra ngoại quốc với sứ mạng bí mật. Hiện nay Hảo được Cao Thị Nguyệt, vợ góa của tướng Hòa Hảo Ba Cụt, bảo lãnh sang Mỹ, trước đó ở Texas.

Tuy VC đã cưỡng chiếm được miền Nam gần 34 năm qua, nhưng dưới đống tro tàn của quá khứ, vẫn còn âm ỷ các sự kiện nóng bỏng của cận sử VN, trong đó ác nhất là chuyện ‘ Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, tẩu tán 16 tấn vàng y của Ngân Hàng Quốc Gia VN, khi chạy ra ngoại quốc, vào nhưng ngày cuối thàng 4-1975 ‘. Ðây là một sự kiện lớn của người Việt Quốc Gia, trong và ngoài nước. Và dù nay mọi sự đã được sáng tỏ, số vàng trên được Nguyễn Văn Hảo giữ lại và chiều ngày 30-4-1975, đem dâng cho Lê Duẩn, chở ngay về Bắc. (


Theo tài liệu của Nguyễn Tiến Hưng, trong tác phẩm ‘ Bí Mật Dinh Ðộc Lập ‘, cũng là người chủ xướng trong việc, dùng 16 tấn vàng dự trữ tại Ngân Hàng Quốc Gia, theo thời giá lúc đó là 120 triệu Mỹ Kim, để mua vũ khí đạn dược, cung cấp cho QLVNCH tiếp tục chiến đấu, chờ xin viện trợ của nước khác, vì Hoa Kỳ qua đảng Dân Chủ phản chiến, đã chấm dứt giúp đỡ miền Nam theo cuộc họp báo ngày 14-4-1975 tại Hoa Thịnh Ðốn.Ai cũng biết, từ tháng 4-1975, miền Nam đã mất tinh thần, vì sự tan rã của hai quân đoàn 1 và 2 khi triệt thoái, theo lệnh của TT Nguyễn Văn Thiệu. 

Thêm vào đó là sự việc Hoa Kỳ cố ý cắt đứt hết viện trợ, trong lúc đồng minh của mình đang dần mòn thoi thóp chiến đấu trong tuyệt vọng, vì cạn kiệt đan súng, nhiên liệu. Do trên, liên tiếp qua nhiều phiên họp tại dinh Ðộc Lập, Nguyễn Tiến Hưng đề nghị dùng số vàng dự trữ, để mua súng đạn. Song song là việc tăng cường canh gác, bảo vệ trụ sở Ngân Hàng trung ương, tại Bến Chương Dương-Sài Gòn, đề phòng Cộng Sản Bắc Việt thừa dịp đánh cướp, vì tin tức các cuộc họp kín, chắc chắn đã bị điệp viên nằm vùng ngay dinh tổng thống, báo về Bắc Bộ Phủ. Và lần này, VC đã xuống tay trước, để chúng không bị hố như hồi tháng 8-1945, để mất toi số vàng bạc châu báu dự trử , tại Viện phát hành giấy bạc Ðông Dương (Institut d’Emission) ở Hà Nội. Như vậy theo kết quả buổi họp, có đủ các tướng Thiệu, Khiêm, Viên, Quang.. số vàng trên sẽ được gởi ra ngoại quốc. Người nhận chỉ thị thi hành là Lê Quang Uyển, Thống Ðốc Ngân Hàng VNCH. Ông có nhiệm vụ thuê mướn may bay chuyên chở ( hàng không Mỹ TWA,Pan Am) và hãng bảo hiểm quốc tế Lloyd’s tại Luân Ðôn, Anh Quốc. 

Nhưng kế hoạch bất thành, vì tin mật bị lộ ra ngoài, với sự xuyên tạc đầy ác ý : ‘ Thiệu mang 16 tấn vàng theo ra ngoại quốc, sau khi từ chức’. Tin trên khiến các hãng máy bay cũng như công ty bảo hiểm từ chối chuyên chở, vì sợ bị phạm pháp.Cuối cùng Chính Phủ VNCH phải nhờ Bộ Ngoại Giao Mỹ, qua Ðại Sứ Martin giúp. Sự việc kéo dài tới khi TT Thiệu từ chức và Phó Tổng Thống Trần Văn Hương lên thay thế. 

Ngày 26-4-1975, Tòa Ðại Sứ Mỹ ở Sài Gòn, mới cho biết, đã tìm được một hãng bảo hiểm số vàng trên nhưng giá trị chỉ còn 60.240.000 Mỹ kim, mất đi một nửa nếu tính theo thời giá. Riêng việc chuyên chở, cũng phải hoàn tất trước ngày 27-4-1975 vì phi cơ đang đậu sẵn tại phi trường Clark, Manila, Phi Luật Tân, sẵn sàng tới Sài Gòn chuyển vàng. 

Nguyễn Văn Hảo bấy giờ là Phó Thủ Tướng, phụ trách kinh tế, được ủy nhiệm thi hành công tác trên. Nhưng Y đoán biết VNCH sẽ thất thủ trong nay mai. Do trên đã manh tâm phản bội, thừa cơ hội lập công dâng cho VC, để mong vinh thân phì gia. Y vào gặp thẳng TT.Trần Văn Hương, hăm đoạ và áp lực đủ điều. Rốt cục Hương vì sợ trách nhiệm, nên đành giao số 16 tấn vàng trên cho Nguyễn Văn Hảo giữ lại, chờ giao nạp cho VC. 

Nhờ thế, sau ngày 30-4-1975, tên trí thức trở cờ, ăn cơm quốc gia lật lọng, hàm tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo, được những người chủ Rừng Xanh, trả ơn cho chức ‘ Cố Vấn Kinh Tế’, trong chính phủ Ma Miền Nam. Sau đó không lâu, tiến sĩ giấy cũng theo vận nước, tàn với mặt trận. Rồi cũng như bao kẻ khác, bò tới Mỹ, trốn nhủi tại một vùng nào đó ở TX, ôm hận và xú danh muôn thu ngàn kiếp trong sử Việt. 16 Tấn Vàng bị VC cướp đem về Bắc chia nhau xài: Tài Liệu Trích Dẫn: Người “buôn tiền” thành bộ trưởng Năm 1986, Lữ Minh Châu làm Bộ trưởng Tổng giám đốc Ngân hàng CSVN. 

Trước đó, ngày 30/4/1975, với tư cách là Trưởng ban Quân quản các ngân hàng Sài Gòn – Gia Ðịnh, đương sự là người tổ chức tiếp quản toàn bộ tiền, vàng của VNCH. Trước đó nữa, Châu cũng là một trong những người chỉ huy , đường dây buôn tiền lậu, để nuôi VC phản loạn tại NVM, qua bí danh Ba Châu. Theo lời hắn tứa với báo chí, thì “đường dây buôn tiền”, tức là Ban Tài chính đặc biệt của Trung ương Cục là do Phạm Hùng lập ra, có Mười Phi là trưởng, còn Châu là phó. 

Nguyễn Văn Thiệu không và không thể lấy được 16 tấn vàng Nhân vừa rồi báo chí lật lại vụ Nguyễn Văn Thiệu “cuỗm” 16 tấn vàng khi bỏ chạy ra nước ngoài, chuyện này có liên hệ tới Lữ Minh Châu, vào ngày 30/4/1975, hắn được chỉ định làm Trưởng ban Quân quản các ngân hàng Sài Gòn – Gia Ðịnh. Chuyện Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu mang theo 16 tấn vàng hồi đó được báo chí loan tin, sau này người nói có người nói không. Gần đây BBC lại đề cập đến thông tin này. Mới đây nhất Báo Tuổi Trẻ có một loạt bài dẫn lời các nhân chứng nói rằng không có chuyện đó. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có thông tin chính thức từ phía Nhà nước về vấn đề này. Còn Ba Châu thì : “Hoàn toàn không có. 16 tấn vàng vẫn còn nguyên vẹn trong kho của ngân hàng”. “Nguyễn Văn Thiệu không lấy vàng đi, tại sao lâu nay Nhà nước mình không nói lại cho rõ?”. “Mình biết rất rõ là số vàng đó vẫn còn, đã được kiểm kê cẩn thận và đưa vào tài sản quốc gia, nhưng không đính chính vì đó là tin đồn đăng trên báo chí, có ai đặt câu hỏi chính thức với Nhà nước đâu”. 

“Sự thật là Nguyễn Văn Thiệu có ý định lấy đi 16 tấn vàng đó không?”. “Sau này chúng ta mới biết Nguyễn Văn Thiệu có kế hoạch đưa số vàng đó đi, nhưng không đưa đi được. Lấy số vàng đó đi là không dễ chút nào hết”. “Còn tiền thì sao? Theo hồi ức của ông Huỳnh Bửu Sơn đăng trên Tuổi Trẻ thì tổng giá trị giấy bạc dự trữ trong kho lúc đó được kiểm kê hơn 1.000 tỉ đồng, gấp đôi lượng tiền lưu hành tại miền Nam…”. “Toàn bộ tiền và vàng dự trữ trong ngân hàng chúng ta tiếp quản nguyên vẹn cùng với đầy đủ hồ sơ sổ sách. 

Theo thống kê thì khối lượng tiền trong lưu thông thời điểm đó là 615 tỉ, gồm tiền mặt trong lưu thông 440 tỉ, còn lại nằm trong tài khoản tiền gửi. Tôi không thể nhớ chính xác số giấy bạc dự trữ, những số liệu kiểm kê đó vẫn còn trong hồ sơ lưu trữ. Trong kho dự trữ còn có 125 tỉ tiền in theo kiểu mới chưa phát hành, riêng số giấy bạc này được lệnh phải thiêu hủy, vì đó là số giấy bạc mà chính quyền Sài Gòn chuẩn bị để đổi tiền”. “Còn châu báu, nữ trang?”. “Châu báu, nữ trang là đồ người ta gửi tại ngân hàng. Những thứ đó phải trả lại cho người gửi”.  “Khi tiếp quản, liệu tiền, vàng có bị thất thoát không?”. “Theo tôi thì không thể. Ngân hàng của chính quyền cũ quản lý rất chặt, ta cũng chặt”. “Số vàng đó sau này đi về đâu?”. “Nó trở thành tài sản quốc gia, được quản lý theo luật pháp của chính quyền cách mạng, sau đó là của Nhà nước Việt Nam thống nhất”. “Còn tiền?”. “Tiền cũng vậy, được đưa vào lưu thông, đến năm 1976 thì đổi tiền mới”. - 

Hoàng Hải Vân Mới đây vào ngày 19-12-2005, cái gọi là Ðài BBC Luân Ðôn, đưa một bản tin giựt gân, nói là dựa theo tài liệu mật, đã được Cục Văn khố Anh cho phổ biến. , trong đó có nói về sự ra đi của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, từ hơn 30 năm trước. Theo nhận xét của tất cả các nhà viết sử hiện nay cũng như những người trước đây, từng liên hệ hiểu biết về hậu trưong chính trị Nam VN trong Dinh Ðộc Lập, thì tin trên hoàn toàn láo khoét, bịa xạo và rõ ràng nhất cho thấy, đây là tài liệu của VC, đã có sẳn từ trước, nhằm bôi bác, làm mất uy tín người Việt Quốc Gia, cũng như chính quyền VNCH thời trước. 

Cũng theo nguồn tin VC trên, thì TT.Thiệu đã bỏ trốn khỏi Sài Gòn vào cuối tháng 4-1975, bằng trực thăng Mỹ, chở từ đất liền ra Hạm đội 7 ngoài hải phận. Sau đó mới tới Ðài Loan với vợ con và các phụ tá.. Sở dĩ có tình trạng thúi tha này, là vì sau ngày Miền Nam bị sụp đổ, người Tây phương cũng như Việt hải ngoại, khi muốn tìm hiểu về thực trạng của cuộc chiến vừa qua, hay tới tìm tài liệu tham khảo tại các văn khố Pháp, Anh, Mỹ, các thư viện.. mà gần hết sach báo, tài liệu được sản xuất ở Bắc Bộ Phủ hay của bọn nhà văn, nhà báo thân hoặc theo cọng sản. 

Do trên nội dung chỉ viềt một chiều, nói tốt tất cả cho đảng và phe mình với chủ đích mạt sát những người Miền Nam VN thua trận. Trong lúc đó những vị nguyên thủ như Trần Văn Hương, Nguyễn Văn Thiệu kể cả Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, thì im lặng lại không viết hồi ký. Còn đa số các vị tướng lãnh có lương tâm, tự cảm thấy mình có tội với đồng bào và đất nước sau ngày 30-4-1975, nên cũng không muốn viết gì về những kỷ niệm đau thương cũ, cuối cùng để cho bí mật cận sử, chôn vùi theo thân xác, tạo cớ cho bọn bồi bút, ngụy sử của cả trăm phía, hư cấu, viết xạo, nhục mạ các chiến sĩ Quốc gia, mà Ðài BBC Luân Ðôn đã làm, là một biểu tượng đáng phỉ nhổ. 

Theo các nhà biên khảo về chiến tranh VN, thì tin tức có liên quan tới sự ra đi của TT.Thiệu, đầu tiên được xì ra, do Trưởng phòng CIA của Mỹ ở Sài Gòn là Frank Sneepp, viết trong ‘ Decent Interval ‘ , từ trang 434-437., xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1978. Theo đại sứ Martin, thì chính mình, thay vì nhờ cơ quan Dao giúp, lại yêu cầu Giám đốc CIA ở VN, lúc đó là Polgar, giúp đưa TT.Thiệu, Thủ tướng Khiêm đi Ðài Loan bằng chiếc DC-6 của Tòa Ðại sứ Mỹ, từ Thái Lan bay qua Sài Gòn, trong đêm 25-4-1975.. Theo Snepp viết, thì TT Thiệu đã bỏ trốn khỏi VN, vì khi ra đi, chẳng có một giấy tờ của VNCH hay Hoa Kỳ cho phép.hay chứng nhận. Còn tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, trong sách ‘ khi Ðồng Minh tháo chạy ‘ vừa xuất bản, viết về sự ra đi của TT.Thiệu và Thủ tướng Khiêm nơi trang 391-392, cũng chỉ dựa theo tài liệu từ ‘ Decent Interval ‘ của Frank Snepp nhưng sai chi tiết, khi nói TT.Thiệu ngồi giữa tướng Timmes và một sĩ quan tùy viên VN, trong lúc đó ông ngồi giữa Polgar và Timmes. 

Nhưng qua lời kể lại của một nhân chứng, đã cùng đi với TT.Thiệu và đến Mỹ vào tháng 6-1975, hiện còn sống tại Nam California, thì trước khi ra đi, TT Thiệu và người này, có tới văn phòng của TT.Trần Văn Hương, để trình một bức thư, đại ý ‘ Theo lệnh TT.Hương, cựu TT.Thiệu, Thủ tướng Khiêm sẽ hướng dẫn một Phái đoàn, tới các quốc gia Ðông Nam Á, để giải độc .. ’ ’ ’ ’Sau đó đoàn người, gồm TT.Thiệu, Thủ tướng Khiêm và tuỳ tùng, rời nhà trong Bộ TTM, lái xe chạy theo hướng Sài Gòn, Chợ Lớn, đường Nguyễn Văn Thoại, Trường đua Phú Thọ, Lăng Cha Cả.. rồi mới vào cổng Phi Long, ra phi đạo, lúc đó có mặt Ðại sứ Martin, chào tiển biệt. Như vậy, theo nguồn tin này, đã hoàn toàn khác hẳn với lời Frank Snepp, là TT Thiệu đi Ðài Loan, có giấy tờ của Chính phủ VNCH giới thiệu với nhà cầm quyền Ðài Loan, chứ không phải bỏ trốn. 

Vẫn từ lời kể trên, thì chính Frank Snepp là tài xế trong chiếc xe chở TT Thiệu, ghế trước còn có Trung Tá tùy viên Tôn Thất Ái Chiêu, xe từ nhà Thủ tướng Khiêm, trong Bộ TTM tới phi trường Tân Sơn Nhất. Băng sau TT Thiệu ngồi giữa tướng Timmes và Ðại tá Chánh tuỳ viên Nguyễn Văn Ðức. Sau khi tới Ðài Loan, TT Thiệu đã xin tới Anh định cư, mà không vào Mỹ. Sau này khi viết về cuộc chiến VN, thủ tướng sau cùng của VNCH là Nguyễn Bá Cẩn, đã có nhận xét rất xác thực, đã diển tả thái độ hờ hửng của đồng bào Miền Nam qua suốt cuốc chiến. Sỡ dỉ có sự đối xữ trên, không phải vì chính phủ VNCH, chỉ kiểm soát được 30% dân số và phần còn lại chỉ là đám lục bình trôi nổi như nhận xét của một sử gia nào đó. Thật sự Miền Nam hoàn toàn khác biệt với chế độ độc tài khủng bố của Bắc Việt. 

Ngoài ra hầu hết các nhà lãnh đạo của Miền Nam từ Cưu Hoàng Bảo Ðại tới các vị Tổng thống Diệm, Thiệu, Hương.. quá tự do và nhân đạo. Trong lúc đó, do cơ quan tuyên truyền của Miền Nam yếu kém, phần nửa hầu hết trình độ hiểu biết của đồng bào rất hạn hẹp, nhất là ở nông thôn, miền núi, xóm biển.. nên đã bị giặc Cộng dụ dổ, đầu độc. Ðã vậy dân chúng còn thờ ơ lãnh đạm với thời cuộc, hầu như chỉ muốn giao phó hết cho chính quyền, quân đội, ai chết mặc bây. Người dân đã vậy, đất nước càng bất hạnh vì đã không có một vị lãnh đạo nào, đủ khả năng đạo đức, tầm vóc để ứng phó kịp thời với hoàn cảnh, nhìn thấu đáo toàn diện chính sách của Hoa Kỳ, để mà phối trí kịp thời lực lượng bảo vệ lãnh thổ, trong lúc khẩn cấp. 

Thêm vào đó, còn có các chính khách sa lông, nhiều nhà báo thân Cộng nằm vùng, luôn thừa nước đục thả câu, tìm cách phá rối xách động mọi người, chống lại chính quyền, giúp cho giặc có cơ hội cưởng chiếm đất nước. 

Tới khi Sài Gòn thất thủ, sau ngày 1-5-1975 , những thành phần trí thức xôi thịt trên,cũng bị VC vắt chanh bỏ võ, đào thải không thương tiếc chút công lao đã dâng hiến cho đảng. Lịch sử VN suốt mấy ngàn năm, trang nào cũng đẵm đầy máu lệ, chứ không phải chỉ có giai đoạn đau thướng mất nuớc, dưới thời các vị TT Thiệu và Hương .

Nay cũng đã hơn ba mươi ba năm (1975-2008), mà đồng bào cả nước vẫn phải sống trong hàng rào kẻm gai, trước súng đạn mã tấu dao găm, trong màn lưới vô hình rình rập của công an, bộ đội, cán bộ và ngay chính thân nhân mình.. trong thân phận của kiếp đời nô lệ, phó thường dân, ngay chính quê hưng mình, mới là điều thương tâm thống hận. Ðiều này cho thấy đất nước tới nay vẫn đâu có kẻ hùng tài minh đức thật sự, để cầm đầu toàn dân nổi dậy, diệt tan cái đám sâu bọ lạc hậu già nua VC, vẫn còn ngồi trên đầu cả nước, chẳng những bán nước cho Tàu và bọn tư bản, mà còn bóc lột, đầy đoạ cả một dân tộc, càng lúc càng lún thúi trong ảo vọng xã họi chủ nghĩa, hiện bị nhân loại vút vào quên lãng. Ðến nay VN còn chưa có lãnh đạo, trong lúc đất nước rối rấm như tơ vò, lãnh thổ thị bị Tàu đỏ cưởng chiếm, đồng bào cả nước hải sợ vì nạn cướp giựt công khai của đảng VC, các tôn giáo bất lực trước khủng bố tại Hà Nội.. thì những người như Ngô Ðình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, Trần Văn Hương.qua dòng cận sử hai mươi năm tồn tại của VNCH, cho dù có bị ganh tị, bôi bác, ít ra họ cũng xứng đáng đại diện cho Nam VN trong giai đoạn lịch sử thời đó. Cho nên nói thì ai cũng nói được vì nói là độc quyền của con người đâu có đóng thuế dù ở bẹn Mỹ hay Âu Châu. 

Nguồn: Mường Giang/Aulacviet 
Sưu tầm từ VietInfo 

__________________________

VOA TIẾNG VIỆT

Blog / Bùi Tín

Nhân ngày 30-4: Câu chuyện về 16 tấn vàng


Chuyện này xảy ra đã gần 37 năm. Từ đầu năm nay tôi  nhận được 6 điện thư từ trong nước, từ Canada và Cộng hòa Liên bang Đức hỏi về chuyện này. Đây là chuyện rất cũ, nhưng do chế độ độc đảng luôn duy trì nhiều mảng tối, không công khai minh bạch, nên có nhiều vấn đề lịch sử cần làm rõ.

Trưa 30-4-1975, trong phòng lớn của Dinh Độc lập, sau khi tôi gặp và hỏi chuyện tướng Dương Văn Minh và ông Vũ Văn Mẫu, không khí dần dần bình thản. Ông Nguyễn Văn Hảo ghé tới nói nhỏ với giọng miền Nam, «Thưa tôi là Nguyễn Văn Hảo, phó thủ tướng đặc trách về kinh tế - tài chính, có chuyện cần trình bày riêng với các ông». Tôi cùng ông Hảo đến ngồi bên chiếc bàn nhỏ gần cửa sổ. Vừa ngồi xuống, ông Hảo nói ngay: «Chúng tôi vừa trao đổi với nhau, muốn nhờ ông báo ra ngoài đó là bọn này đã giữ lại hơn 16 tấn vàng không để họ mang đi, hiện để trong ngân khố, mong ngoài đó cho người vô nhận». Tôi hỏi lại: «Ông nói sao? 16 tấn vàng trong ngân khố? Có thiệt không?». Tôi ghi vội vài chữ trên sổ tay: Ng. v Hảo, 16 tấn, ngân khố…, và nghe ông Hảo trả lời: «Thiệt chớ, bọn này chịu hoàn toàn trách nhiệm mà». Ông còn nói thêm: «Nếu các ông gửi (ông dùng tiếng Pháp «placer») ở các ngân hàng quốc tế lớn thì sau sẽ có thể thành 18 tấn, 20 tấn. Nếu cần, bọn này sẽ giúp».

Tối hôm đó tôi đi trên chiếc xe jeep của đơn vị thông tin Quân đoàn II khi được biết họ sắp vào sân bay Tân Sơn Nhất để bắt liên lạc với phái đoàn ta trong Ban Liên hợp Quân sự bốn bên (về sau là Ban LHQS hai bên) lập ra từ sau Hiệp định Paris tháng 1-1973. Tôi đã từng ở đó 60 ngày trong một khu gọi là trại Davis. Thật là may mắn không ngờ. Tôi  hướng dẫn Thiếu úy Hà lái xe vì tôi đã hàng chục lần đi con đường này hồi 1973, và đã nghiên cứu rất kỹ bản đồ Sài Gòn mấy ngày đó. Tôi vào trại Davis như về nhà. Anh Võ Đông Giang, anh Hoàng Anh Tuấn vẫn ở đó. Chào hỏi xong tôi vội xuống trạm thông tin, thì vẫn là tổ thông tin hơn 2 năm trước. Dạo ấy anh em vẫn đánh bài viết của tôi cho báo Quân đội Nhân dân. Chiều nay sau khi viết bài báo xong, tôi rất băn khoăn vì các nhà báo Pháp, Ý, Đức đều cho tôi biết là bưu điện Sài Gòn đóng cửa 2 hôm nay rồi. Điện thoại viễn liên bị cắt đứt. Họ đang bế tắc không sao gửi bài đi được. Tôi cũng sốt ruột không kém. Vì gửi bài báo ngay đêm nay để sáng mai bài báo  được in trên báo QĐND là một yêu cầu cấp bách. Thượng sỹ thông tin trẻ măng người Thái Bình tên là Hải đánh bài báo của tôi bằng tín hiệu Morse, tè tè tích tích. Bài báo gửi cho Thiếu tướng Lê Quang Đạo, phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, để chuyển cho báo QĐND. Ngay sau bài báo là mấy dòng chữ «Gửi riêng Thủ trưởng Tổng Cục Chính trị - Tuyệt mật. Hôm nay 30-4-1975 Phó thủ tướng Nguyễn Văn Hảo đặc trách kinh tế - tài chính  báo tin cho tôi là đã giữ lại trong ngân khố hơn 16 tấn vàng, mong ta cho người vào nhận. Bùi Tín».

Sau đó tôi mới thong thả gặp gỡ các anh em ta trong trại Davis, cùng ăn một nồi chào gà tuyệt trần sau một ngày cực kỳ căng thẳng, mệt nhọc.

Bài báo đăng trên báo QĐND sáng ngày 1-5-1975 là bài báo duy nhất gửỉ được từ Sài Gòn vì hồi đó chưa có điện thoại cầm tay, chưa có máy điện toán xách tay như hiện nay. Máy fax rất nặng nề. Do bài báo được chuyển bằng tín hiệu Morse tè tè tích tích, nên có 2 chữ ghi sai. Đó là khi tôi nói về thực đơn của Tổng thống Thiệu ngày 30-4 được in trên giấy đặt trên bàn làm việc của ông có 2 món là «cá thu kho mía» và «gân bò hầm sâm», một món của cao lâu Tàu  được gọi là «ngầu pín», đã bị ghi sai thành cá thu kho giá và gan bò hầm sâm. Nhiều người thắc mắc cá thu kho giá và gan bò hầm sâm thì có gì ngon và bổ. Người đánh và nhận Morse đã nhầm chữ «g» (tè-tè-tích) thành chữ «m» (tè-tè) và chữ  «â» thành «a». 

Ít lâu sau đó, tôi đọc trên cuốn  A Decent Interval (Khoảng cách vừa phải) của Frank Snepp, một cán bộ CIA ở Sài Gòn trước đó, nói rằng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu  đã mang đi hàng chục tấn tài sản quý sang Đài Loan, nơi có anh ông là đại sứ Nguyễn Văn Kiểu, để đưa sang Hoa Kỳ sau đó. 

Tất cả các báo chính thức ở Hà Nội hồi đó đều trích đăng cuốn sách của Frank Snepp, đoạn nói về việc ông Thiệu chở tài sản quốc gia trong đó có hơn 10 tấn vàng trong ngân khố ra khỏi nước, và ai cũng đinh ninh là chuyện này là có thật.

Ở hải ngoại nhiều bài viết cho đến nay vẫn đinh ninh chuyện ông Thiệu mang đi 16 tấn vàng là có thật, lên án ông rất nặng nề là trong tình hình cực kỳ khẩn trương ông đã chỉ lo vun vén cho cá nhân, lo chiếm đoạt tài sản công thành của riêng một cách tồi tệ.

Về phía chính quyền độc đảng ở trong nước, họ vẫn cố tình duy trì một tình hình ỡm ờ úp úp mở mở, không rõ ràng minh bạch về hơn 16 tấn vàng trong ngân khố Sài Gòn hồi ấy, với ý định không sạch sẽ là để cho mọi người hiểu lầm về chuyện này.

Năm 1994, khi tôi đã ở Paris, một bạn người Việt làm việc cơ quan nghiên cứu và lưu trữ về chiến tranh Việt Nam ở Lubbock, Tiều bangTexas, Hoa Kỳ, cho tôi địa chỉ điện thoại của ông Nguyễn Văn Hảo. Tôi gọi ngay cho ông và từ đó có dịp nói chuyện về ngày 30-4-1975. Ông cho biết ông đang ở Port-au–Prince, thủ đô nước cộng hòa Haiti, trong vùng Antilles - Caribbean, làm cố vấn kinh tế cho chính phủ Haiti. Ông cũng được biết đầu tháng 5-1975 ngoài Hà Nội đã cho riêng 1 chuyến chuyên cơ vào tiếp nhận hơn 16 tấn vàng và chở ra Hà Nội. 

Đầu tháng 5-1975 tôi cũng được tướng Đào Đình Luyện, chỉ huy không quân, cho biết nguyên một chuyến chuyên cơ IL 18 đã chở số vàng thu được từ Sài Gòn ra Hà Nội.

Ông Hảo kể lại chuyện này: «Hồi đó, ông Vũ Văn Mẫu đề xuất với tướng Dương Văn Minh rồi giao cho tôi (là ông Hảo) mật báo cho đại diện của các ông, sau khi được báo là một sỹ quan cao cấp vào gặp bọn này». Ông nói thêm: «Các ổng muốn các ông hiểu rõ là bọn này đã cố giữ lại không cho họ mang đi để giữ lại tài sản quốc gia đặng giao lại cho quý ông». Ông còn cười vui: «Lẽ ra quý ông có một lời tiếp nhận và đánh giá công khai chuyện này cho đồng bào cả nước biết thì bọn này mới thật hài lòng». Lần sau gặp ông trên điện thoại, ông cho tôi biết thêm là «công bằng mà nói, đã có nhiều dự án chuyển hết số vàng trong ngân khố ra nước ngoài, qua các ngân hàng quốc tế, nhưng các cuộc thương lượng chưa ngả ngũ thì quý ông đã vô rồi. Anh em phụ trách Ngân khố quốc gia cũng tỏ rõ thái độ không để cho họ mang đi. Lẽ ra các ông nên có lời khen cho anh em đó vui lòng».

Trong các phiên họp của chính phủ, của quốc hội sau 30-4-1975, không có một chi tiết nào về hơn 16 tấn vàng được chính quyền miền Nam chính thức giao lại. Nó có thật sự nhập kho Nhà Nước đầy đủ, và được dùng vào những việc gì? Không ai biết. Đại biểu Quốc hội không ai hỏi, vì  90 % đại biểu là đảng viên, số ngoài đảng còn bảo hoàng hơn nhà vua.

Tháng 4-2010, Bộ Quốc phòng Hà Nội có cuộc họp «viết lại một cách chính thức diễn biến ngày 30-4-1975 ở Dinh Độc lập», họ không nhắc đến tên tôi, coi như nhà báo Bùi Tín không hề có mặt ở Sài Gòn ngày hôm đó, cũng không hề nhắc đến chuyện hơn 16 tấn vàng, một chi tiết không nhỏ, nhưng họ không muốn nhắc đến nữa.

Năm 1987, khi có dịp gặp ông Trường Chinh ở  Đà Lạt, tôi kể lại chuyện này, ông cho biết : « Tôi có biết chuyện này, nhưng hết sạch cả rồi, trong mấy năm khó khăn, cấu véo hết tấn này đến tấn khác, mua lương thực, nguyên liệu, nay còn gì nữa đâu!». Đây là câu duy nhất tôi nghe được về số phận của hơn 16 tấn vàng năm 1975, từ miệng một nhà lãnh đạo.

Các phiên họp Quốc hồi từ 1975 đến nay, không ai biết, cũng không ai hỏi , chiến lợi phẩm thu được ở miền Nam, số tiền hồi ấy bộ Công an có chủ trương bán bãi, bán tầu thuyền, thu vàng cho mỗi người lên tàu di tản - từ 3 lạng đến 6 lạng, có khi lên đến 12 lạng vàng mỗi đầu người -  tất cả là bao nhiêu?  Và tiền thu của người Hoa bị xua đuổi từ Cẩm Phả, Hon Gai, Hải Phòng vào đến Vũng Tàu, Chợ Lớn, Cần Thơ...là bao nhiêu? Lại còn tiền của thu được qua các chiến dịch tiêu diệt công thương nghiệp tư nhân, cái gọi là diệt gian thương  trên toàn miền Nam hồi đó, tiêu tan đi đâu cả rồi? Trong Quốc hội có Ban Kinh tế - Tài chính, nhưng có ai được biết gì đâu, có ai dám hỏi gì đâu, cả một khối mờ ám cỡ quốc gia, do đồng nhất đảng với nhà nước, đảng với quốc gia, đảng với nhân dân, tuy ba mà một.

Lại còn trong chiến dịch gọi là giải phóng Campuchia khỏi diệt chủng của Khơ-me Đỏ cuối năm 1978- đầu năm 1979, đơn vị đặc công và một sư đoàn của Quân đoàn IV được lệnh chiếm các cơ sở trong thủ đô Pnom Penh, đặc biệt là khu hoàng cung, tiền của, kho tàng, đồ cổ lớn nhỏ đã được thu về bao nhiêu? Mang về nước ta bao nhiêu? Ờ đâu, có biên bản, thống kê gì không? Tôi được biết phần lớn là giao cho Ban Tài chính - Quản trị trung ương đảng, một cơ quan kinh tế - tài chính - thương nghiệp xuất nhập khẩu - sản xuất kinh doanh riêng của đảng,  mà biên chế còn lớn hơn cả bộ Công thương và bộ Kế hoạch - Đầu tư cộng lại.

Chế độ hiện tại quan tâm đến tiền bạc, ngoại tệ, ngân khố, ngân hàng, hơn là cái gốc của nền kinh tế là sản xuất ra của cải với kỹ thuật cao, giá thấp . Họ quên chức năng cơ bản của nhà nước là phân phối, điều tiết phân phối lại thành quả phát triển cho toàn xã hội cùng hưởng.

Các bộ của chính phủ coi rất nhẹ việc quản lý về hành chính, chỉ chăm chú đến sân sau là các công ty kinh doanh để chia chác bổng lộc, mặc cho các chỉ thị thu rất hẹp lĩnh vực này.

Xin quan sát kỹ để thấy rằng ai dính đến tài chính, ngân hàng, ngân sách đều được thăng quan tiến chức nhanh nhất; thủ tướng hiện nay từng là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; chủ tịch Quốc hội hiện nay trưởng thành từ Cục trưởng Cục Ngân sách, rồi thứ trưởng tài chính, rồi bộ trưởng tài chính, rồi phó thủ tướng thường trực. Một phó thủ tướng hiện nay cũng từng là thứ trưởng rồi bộ trưởng bộ tài chính. Nguyên thống đốc ngân hàng Trần Đức Thúy cùng cậu con trai Trần Đức Minh và cộng tác viên thân cận là đại tá công an Lương Ngọc Anh đều là những nhân vật con cưng của chế độ, những công thần hàng đầu trong việc ngang nhiên  phân phối lại tiền của của nhân dân đổ vào ngân sách riêng của đảng. (Các bạn có thể đọc thêm bài báo «Nạn chảy máu tài nguyên quốc gia» trên VOA ngày 17-8-2011).

Lúc này giới cầm quyền trong nước cần nhớ lại lời khuyên tâm huyết của ông Lý Quang Diệu mươi năm về trước là: «Khi sẽ có nhiều khoản tiền đầu tư lớn từ nước ngoài chảy vào, hãy  giữ gìn cẩn thận, không để cho đồng tiền chỉ huy, ngự trị, làm chủ lương tâm viên chức, hãy rất cảnh giác với đồng tiền bẩn, đồng tiền phi pháp, nó sẽ phá hoại công cuộc phát triển». Cũng chính Cụ Lý - như một số người trong nước thân mật gọi – căn dặn cách phòng chống tham nhũng có  hiệu quả là: luật pháp, ngành tư pháp, tòa án phải rất nghiêm (để không ai dám tham vì sợ tù ), lương viên chức tạm đủ sống (không cần tham nhũng),  tuyên truyền giáo dục nêu gương các viên chức trong sạch sống thanh bạch, chỉ ra kẻ tham là kẻ cắp, kẻ cướp xấu xa ô nhục tàn phá rường cột của quốc gia (không ai nỡ tham nhũng vì sợ  nhục).  

Có thể nói tiền nong, vàng bạc, của cải trong chế độ độc đảng đã gây nên tham nhũng, bất công kinh khủng chưa từng có trong xã hội nước ta, tiền của vàng bạc phi pháp  đã tha hóa giới cầm quyền ở mọi cấp, tàn phá đảng cộng sản Việt Nam từ gốc lên ngọn.

Hiện là thời kỳ đảng viên quan chức lao lên trước đi tiên phong để trở thành đại gia, đại điền chủ, đại trọc phú, đại tư bản đỏ, bỏ mặc nhân dân của mình nghèo đói ở phía sau, đến nỗi nhà Mác-xít Lữ Phương phải la trời rằng đảng cộng sản đã đi đầu trong xây dựng chủ nghĩa tư bản man rợ. Đó là thời kỳ các quan chức vứt hàng ngàn tỷ này đến hàng nghìn tỷ khác qua cửa sổ, chìm nghỉm dưới đáy biển, để mặc cho  hệ thống y tế và giáo dục tàn tạ, bệ rạc.

Thời đại kim tiền của các nhà cầm quyền tỷ phú  Marcos,  Suharto,  Park Chung Hy, Ceausescu, Ben Ali, Ghadafi,  Mubarak…đã kết thúc bi thảm. Gương tày liếp cho những bầy sâu chói mắt vì ánh vàng.


Bùi Tín

Nhà báo Bùi Tín hiện sống tự do ở Pháp, là một nhà báo chuyên nghiệp, một nhà bình luận thời sự quốc tế, và là cộng tác viên thường xuyên của đài VOA. Ðối tượng chính của nhà báo Bùi Tín là giới trí thức trong và ngoài nước, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam quan tâm đến quê hương tổ quốc.

_________________________________________

Câu chuyện 16 tấn vàng tháng 4/1975 (phần cuối)

Người giữ chìa khóa kho vàng lúc đó là ông Huỳnh Bửu Sơn, làm việc trong ban lãnh đạo Nha Phát hành Ngân hàng Quốc gia. Dưới đây là hồi ức của ông về cuộc kiểm kê kho vàng lần cuối cùng trước khi bàn giao cho chính quyền cách mạng

Ảnh: Chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn - hiện là giám đốc đối ngoại Pepsi Co. (Tuổi Trẻ)
Khi lịch sử sang trang Sài Gòn ngày 30/4/1975.
Đó là những giờ phút mà sau này tôi mới thấy hết ý nghĩa trọng đại của nó đối với lịch sử dân tộc, nhưng vào lúc đó tôi vẫn còn chưa hết bàng hoàng.
Những ngày đầu tháng 5/1975, tôi vào trình diện tại Ngân hàng Quốc gia ở 17 Bến Chương Dương cùng các đồng nghiệp khác, chỉ thiếu vắng một vài người. Chúng tôi được lệnh của Ban Quân quản Ngân hàng Quốc gia là chờ phân công tác. Trong khi chờ đợi, mỗi ngày mọi người đều phải có mặt tại cơ quan.
Phải nói đó là những ngày rất thảnh thơi đối với tất cả anh em chúng tôi, hầu hết ở độ tuổi trên dưới ba mươi. Chúng tôi vui vẻ, yên tâm. Thái độ của các anh cán bộ trong Ban Quân quản rất lịch sự, đúng mực nhưng khá xa cách. Vào thời điểm đó, nhiều người trong chúng tôi chưa nghĩ đến tương lai như thế nào. Mong muốn của tôi cũng như những người khác vào lúc đó là an ninh trật tự sẽ được vãn hồi, mỗi người sẽ có một vị trí làm việc trong chế độ mới và tiếp tục đóng góp theo khả năng của mình cho xứ sở.
Cuối tháng 5/1975, chúng tôi được lệnh trình diện tập trung đi học tập cải tạo tại Trường nữ trung học Gia Long (bây giờ là Trường Nguyễn Thị Minh Khai). Nhóm viên chức Ngân hàng Quốc gia được xếp vào mấy tổ, tôi thuộc tổ 32. Trong ba ngày tập trung tại Trường Gia Long, chúng tôi được phục vụ ăn uống khá chu đáo. Chiều ngày thứ ba, sau khi dùng cơm chiều xong, vào khoảng 6 giờ, loa phóng thanh đọc danh sách những người phải thu dọn đồ đạc và tập trung tại sân cờ nghe lệnh. Tên tôi có trong danh sách đó.
Lúc đó tôi cảm thấy rất lo lắng, không hiểu chuyện gì sẽ xảy ra, nhất là khi thấy danh sách người được gọi tên chiếm không đến 10% sĩ số. Nhưng khi đến tập trung tại sân cờ, tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi nghe ban chỉ huy trại thông báo là do số người trình diện quá đông nên một số được cho về nhà vào tối đó, hôm sau đến để nhận giấy tờ tùy thân và trình diện cơ quan đang công tác, chờ lệnh tập trung mới. Bảy giờ sáng hôm sau, tôi quay trở lại Trường Gia Long, thấy ngôi trường vắng lặng như tờ.
Như vậy là trong đêm trước mọi người đã di chuyển. Một lần nữa số mệnh đã cho tôi ở lại. Tôi đến trình diện tại Ngân hàng Quốc gia và được phân công tác tại Vụ Phát hành và kho quĩ. Những ngày tiếp theo, Ban Quân quản tổ chức học tập tại chỗ ba ngày cho các viên chức ở lại và cấp giấy chứng nhận học tập cải tạo. Lúc đó, giấy chứng nhận này chính là một lá bùa hộ mệnh.
Sau này, vào cuối tháng 8, khi có lệnh gọi tập trung lần thứ hai cho những người được trả về đợt trước, tôi có đến gặp và hỏi ý kiến anh Ba Sáng, cán bộ Ban Quân quản. Sau khi tham khảo ý kiến Ban Quân quản, anh thông báo cho tôi biết trường hợp của tôi đã được Ban Quân quản xem xét, tôi được bố trí tham gia chiến dịch đổi tiền Sài Gòn cũ và cải tạo tư sản nên không phải đi trình diện học tập tập trung.
Lần kiểm kê cuối cùng
Vào đầu tháng 6/1975, tôi được lệnh của Ban Quân quản Ngân hàng Quốc gia tiến hành kiểm kê kho tiền và vàng của chế độ cũ, các kho tiền và vàng của Ngân hàng Quốc gia thuộc quyền quản lý của Nha Phát hành, nơi tôi làm việc trong ban lãnh đạo từ năm 1970 với tư cách là kiểm soát viên. Anh giám đốc Nha Phát hành đã đi cải tạo tập trung, do đó trong số người còn ở lại chỉ có tôi là người giữ chìa khóa và anh Lê Minh Kiêm - chánh sự vụ - là người giữ mã số của các hầm bạc.
Việc kiểm kê kho tiền và vàng là việc chúng tôi làm thường xuyên hằng tháng, hằng năm nên cảm thấy không có gì đặc biệt. Chỉ có một điều là tôi biết lần kiểm kê này chắc chắn là lần kiểm kê cuối cùng đối với tôi, kho tiền và vàng sẽ được bàn giao cho chính quyền mới. Tôi không lo âu gì cả vì biết chắc rằng số tiền và vàng nằm trong kho sẽ khớp đúng với sổ sách.
Trong những ngày hỗn loạn, các hầm bạc của Ngân hàng Quốc gia vẫn được chúng tôi quản lý một cách tuyệt đối an toàn. Cần nói thêm là các hầm bạc được xây rất kiên cố với hai lớp tường dày, mỗi lớp gần nửa thước, các cửa hầm bằng thép có hai ổ khóa và mật mã riêng, được thay đổi định kỳ, mỗi cửa nặng trên 1 tấn.
Đại diện Ban Quân quản là một cán bộ đứng tuổi, khoảng 50. Cùng tham gia với ông trong suốt quá trình kiểm kê là một anh bộ đội còn rất trẻ, trắng trẻo, đẹp trai và rất thân thiện. Anh hay nắm tay tôi khi trò chuyện. Sau này tôi mới biết tên anh là Hoàng Minh Duyệt - chỉ huy phó đơn vị tiếp quản Ngân hàng Quốc gia.
Số vàng đúc lưu giữ tại kho của Ngân hàng Quốc gia vào thời điểm đó gồm vàng thoi và các loại tiền vàng nguyên chất. Có ba loại vàng thoi: vàng thoi mua của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED); vàng thoi mua của một công ty đúc vàng ở Nam Phi - Công ty Montagu; và vàng thoi được đúc tại Việt Nam, do tiệm vàng Kim Thành đúc từ số vàng do quan thuế tịch thu từ những người buôn lậu qua biên giới, phần lớn từ Lào.
Tất cả những thoi vàng đều là vàng nguyên chất, mỗi thoi nặng 12-14 kg, trên mỗi thoi đều có khắc số hiệu và tuổi vàng (thường là 9997, 9998). Các thoi vàng được cất trong những tủ sắt có hai lớp khóa và được đặt trên những kệ bằng thép, mỗi kệ được xếp khoảng năm, sáu thoi vàng. Nhưng qua năm tháng, bị nặng trĩu trước sức nặng của vàng, các kệ thép cũng bị vênh đi.
Các đồng tiền vàng được giữ trong những hộp gỗ đặt trong tủ sắt. Đó là những đồng tiền vàng cổ có nhiều loại, được đúc và phát hành từ thế kỷ 18, 19 bởi nhiều quốc gia khác nhau. Ngoài giá trị của vàng nguyên chất, các đồng tiền này còn được tính theo giá trị tiền cổ, gấp nhiều lần giá trị vàng nội tại của nó. Tất cả số vàng thoi và tiền vàng cổ đều được theo dõi chi tiết từng đơn vị, số hiệu, tuổi vàng, số lượng ghi trong một sổ kiểm kê do bộ phận điện toán của ngân hàng theo dõi định kỳ hằng tháng và hằng năm, hoặc bất cứ khi nào có thay đổi xuất nhập tồn kho.
Chúng tôi thực hiện công tác kiểm kê trong hai ngày liền. Thật ra công việc cũng khá đơn giản. Số giấy bạc dự trữ giữ trong các thùng bằng gỗ thông được niền bằng đai sắt và niêm chì, mỗi thùng ghi rõ mệnh giá, loại giấy bạc, số lượng. Do đó chỉ cần kiểm kê số lượng thùng bạc, các chi tiết tương ứng và đối chiếu với sổ sách được điện toán hóa là biết khớp đúng ngay.
Lúc đó, loại giấy bạc mệnh giá cao nhất chỉ có 1.000 đồng, thuộc xêri mới phát hành, có in hình các con thú hoang dã trong rừng rậm Việt Nam. Ngoài ra vẫn còn tồn kho và tiếp tục phát hành loại giấy bạc nổi tiếng có in hình danh tướng Trần Hưng Đạo, mệnh giá 500 đồng. Tổng giá trị giấy bạc dự trữ trong kho lúc đó (nếu tôi nhớ không lầm) khoảng hơn 1.000 tỉ đồng, gấp đôi lượng tiền lưu hành tại miền Nam vào thời điểm giải phóng.
Chỉ trong một buổi sáng, chúng tôi đã kiểm kê xong số lượng giấy bạc dự trữ. Việc kiểm kê số vàng chiếm nhiều thời gian hơn vì phải kiểm kê từng thoi vàng một để xem trọng lượng, tuổi vàng và số hiệu có khớp đúng với sổ sách hay không.
Cuộc kiểm kê kết thúc, ai nấy đều vui vẻ thấy số lượng tiền vàng kiểm kê đều khớp với sổ sách từng chi tiết nhỏ. Tôi ký vào biên bản kiểm kê, lòng cảm thấy nhẹ nhõm. Việc bàn giao tài sản quốc gia cho chính quyền mới đã hoàn tất. Sau chiến tranh, ít nhất đất nước cũng còn lại một chút gì, dù khiêm tốn, để bắt đầu xây dựng lại. Về phía chúng tôi, điều này cũng chứng minh một cung cách quản lý nghiêm túc của những người đã từng làm việc tại Ngân hàng Quốc gia.
___________________________





.

2 comments: